Kinh tế thế giới

“Đầu tư vào tri thức sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất” – Benjamin Franklin Ward.

Tài chính

“Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền” – George Soros

Chứng khoán

Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn (Warren Buffett)

Quỹ Đầu tư

"Đôi khi, ngay cả những nhà đầu tư thông minh cũng cần có ý chí mạnh mẽ để tránh đi theo đám đông." – Benjamin Graham

Kế toán - Kiểm toán

“Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì" – Peter Lynch

9/4/11

Khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông- âm mưu của Mỹ


Không phải ngẫu nhiên cựu Tổng thống Mỹ, ông Goerge W. Bush đã gọi dầu mỏ là một loại thuốc phiện.
Chính vàng đen sẽ là nguyên nhân cho cuộc chiến tranh sẽ sảy ra tiếp theo (dự báo tác giả). Các nền kinh tế vừa phải đương đầu với  một cuộc khủng hoảng nặng nề, và chính việc các chi phí đầu vào gia tăng một cách mạnh mẽ (đặc biệt là dầu mỏ) đang gây ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy. Hiện tượng này là một sự cản trở lớn cho sự phục hồi của các nền kinh tế, đặc biệt là những nên kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ nhập khẩu như Mỹ, Trung Quốc...Và như những dự báo của tác giả thì việc gần đây sảy ra xung đột ở khu vực Trung Đông có thể là một sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh dầu mỏ mang đậm màu sắc của những cường quốc khát dầu như Trung Quốc, Mỹ.
Thử tưởng tượng một phiên bản phim “Groundhog Day” về chính sách đối ngoại, trong đó Bill Murray đóng vai tổng thống Mỹ. Và chuông báo thức reo. Những lộn xộn chính trị một lần nữa lại làm rúng động Trung Đông, giá xăng dầu leo thang, và sự phục hồi nền kinh tế thì đang bị đe dọa.

Tổng thống Nixon từng bị báo động cũng bởi hồi chuông như thế trong thời kì Ả rập cấm vận dầu mỏ 1973-74, và ông đã tuyên bố Dự án Độc lập nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu dầu thô.

Trung Quốc tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Đây là lần thứ hai trong năm nay, ngân hàng trung ương tăng lãi suất và là lần thứ tư kể từ đầu năm 2010 để chống lạm phát cao đang đè nặng lên người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
  Tác giả cũng đặt ra một câu hỏi liệu với đà lãi suất tăng cao như hiện nay thì các doanh nghiệp phải đối phó như thế nào? Liệu việc tăng lãi suất khắp thế thới có tạo thành hiệu domino cản trở sự phục hồi của nên kinh tế khi mới chớm có khi vọng phục hồi không? Và liệu tình trạng bong bóng nhà đất ở Trung Quốc trước đến giờ có bộc lộ ra những điểm tiêu cực của nó, và liệu tình trạng nhà đất đóng băng có thể lại là dấu hiệu mới cho một cuộc khủng hoảng tiếp tục nổ ra, cuộc khủng hoảng mang tên "Hiệu ứng Trung Quốc".

Những khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất.

7000 tỷ đồng dành cho giãn thuế

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ phương án giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng khó khăn, với tổng tiền ước tính lên tới 7.000 tỷ đồng.
Năm 2009, Bộ Tài chính đã thực hiện việc giãn thuế 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Năm 2009, Bộ Tài chính đã thực hiện việc giãn thuế 10.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết phương án giãn thuế được cơ quan này gấp rút hoàn thành và trình Chính phủ trong phiên họp thường kỳ ngày 30/3.

Quản lý giá đất, khó trăm bề

Nhận xét thường trực của nhiều đại diện cơ quan quản lý khi nói về giá bất động sản hiện nay, vẫn là quá cao so với mặt bằng thu nhập của đại đa số người dân.
Vấn đề quy hoạch có ảnh hưởng mật thiết đến giá đất - Ảnh: Hoàng Hà.
Vấn đề quy hoạch có ảnh hưởng mật thiết đến giá đất - Ảnh: Hoàng Hà.
Liên quan đến nguyên nhân và những hệ lụy của việc giá bất động sản quá cao, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Động đất ở Nhật và cơ hội cho ASEAN

Rất nhiều cơ hội đang chờ đợi các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh khủng hoảng ở Nhật Bản, Hội đồng cố vấn kinh doanh ASEAN (BAC) nhận định.
Nhật sẽ cần tới các hãng xây dựng nước ngoài để hỗ trợ tái thiết đất nước.
Nhật sẽ cần tới các hãng xây dựng nước ngoài để hỗ trợ tái thiết đất nước.
Theo BAC, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, Nhật Bản sẽ cần sự giúp đỡ từ bên ngoài cho công cuộc tái thiết đất nước, đặc biệt là cơ sở hạ tầng vốn đã bị thiệt hại nặng trong trận động đất và sóng thần hôm 11/3.

8/4/11

Buffett: Hãy cẩn thận khi rót tiền vào mạng xã hội


Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett khuyến cáo nên cẩn thận trước khi rót tiền vào các công ty mạng xã hội đang được thổi phồng quá mức.
 
Buffett, chủ tịch và là CEO của Berkshire Hathaway, đã đưa ra những bình luận trên khi đang phát biểu tại New Delhi. Hiện nay, các công ty mạng xã hội lớn như Facebook và LinkedIn đang tiến hành các bước nằm niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO). Buffett đã khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng trước những đánh giá về giá trị các mạng xã hội này.

“Hầu hết chúng đều được đánh giá quá lên”, Buffett nói, mặc dù ông không ám chỉ cụ thể công ty nào mà ông đang đề cập tới. “Rất khó để đánh giá các công ty mạng xã hội. Sẽ có một số hãng thắng lớn, và những hãng khác được ăn theo”.

Warrant Buffett năm 2011 đầu tư vào đâu

Được mệnh danh là “nhà hiền triết xứ Omaha” với tài sản 50 tỷ USD ông được tạp chí Forbes xếp thứ 3 trong những người giàu nhất thế giới. Dưới đây là bài phỏng vấn ông của Thời báo phố Wall về cơ hội đầu tư năm 2011.
 
Có nên đầu tư vào vàng vào lúc này?

Câu trả lời là không, Buffett nói rằng ông không quan tâm đến việc đầu tư vàng, cho dù vàng là một cách đầu tư được ưa chuộng của hàng triệu người dân.

Buffet cho rằng vàng, dầu mỏ và nghệ thuật là những món đầu tư không sản sinh được lợi nhuận hay sản phẩm. “Đó hoàn toàn là một cuộc chơi, khác hẳn với việc đầu tư”.

Ảnh hưởng khi chính phủ Mỹ ngừng làm việc

Nếu chính quyền Obama ngừng hoạt động từ 3 tuần trở lên, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
 
Các nhà kinh tế cảnh báo nếu đến ngày 8/4 Quốc hội Mỹ vẫn không giải quyết được vấn đề ngân sách cho 6 tháng còn lại của tài khóa 2011, khoảng 800.000 viên chức của các cơ quan liên bang phải nghỉ việc không lương, gây tổn thất khoảng 2 tỷ USD mỗi tuần và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua các hoạt động như thanh toán thế chấp, mua bán hàng ngày, du lịch và các hoạt động giải trí.

Việc cắt giảm các dịch vụ của chính phủ có thể làm tê liệt các doanh nghiệp nhỏ hoạt động nhờ trợ cấp của chính phủ, trong khi Phố Uôn mất định hướng do thiếu đi những thông tin cập nhật các dữ liệu kinh tế quan trọng. Các công viên quốc gia từ Grand Canyon đến Yellowstone sẽ phải đóng cửa, làm ảnh hưởng đến các nhà hàng, khách sạn và các cửa hiệu mà phụ thuộc vào lượng khách du lịch.

Lý thuyết trò chơi của ‘Thế lưỡng nan của người tù’

Kinh tế học : Lý thuyết trò chơi của ‘Thế lưỡng nan của người tù


Người nhạc trưởng dàn giao hưởng ở Liên Xô (vào thời Stalin) đang trên tàu đến nơi biểu diễn tiếp theo của mình và ông ta chăm chú nhìn vào bản nhạc mà ông ta sẽ chỉ huy dàn nhạc biểu diễn vào tối hôm đó. Hai sĩ quan KGB nhìn thấy ông ta đang đọc và họ cho rằng các nốt nhạc mang một mật mã bí mật nào đó nên đã bắt ông ta như một gián điệp. Ông ta cố phản đối, nói rằng bản nhạc đó là bản concerto dành cho violon của Traicôpxki, nhưng vô ích.

Kinh tế ngầm là gì?

Trong những năm gần đây, nhiều học giả cho rằng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế ngầm, đó là vô vàn các hoạt động không được khai báo cho chính phủ. Chúng là những hoạt động như đánh bạc, mại dâm, buôn bán ma túy, công việc của những người nhập cư bất hợp pháp, hoạt động dịch vụ đổi dịch vụ, khai khống tài khoản chi tiêu, buôn lậu và kể cả trồng cây nông sản ở nhà.
Một số nhà quan sát cho rằng, sự điều tiết của chúng phủ và thuế cao đã khiến cho một phần ba tổng sản lượng là do nền kinh tế ngầm sản xuất.

Soros cảnh báo suy thoái ở UK

Chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ Anh có thể đẩy nước này rơi trở lại suy thoái, theo lời cảnh báo của nhà đầu tư và kinh doanh tiền tệ nổi tiếng, ông George Soros.

Trong lúc chính phủ Anh "có thể đúng trong chuyện tiếp tục [cắt giảm], tôi nghĩ họ có thể phải điều chỉnh khi cảm thấy hiệu ứng," ông Soros nói.
Dù đầu tiên ông đánh giá rất tích cực, chính sách này "không bền vững".
Ông Soros nổi tiếng là "người đánh sụp đồng bảng Anh" trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1992, khiến đồng sterling bị mất giá.

7/4/11

Định hướng phạm phát mục tiêu


Bối cảnh Việt Nam hiện nay không khác nhiều so với bối cảnh của nền kinh tế Mỹ những năm 80 của thế kỷ trước: ảnh hưởng bởi khủng hoảng và tình trạng lạm phát không được kiểm soát tốt.


Việt Nam đang thực hiện đúng những chính sách của các nước đã làm trong quá khứ, và chúng tôi tin rằng các chính sách này sẽ mang lại thành công, nếu như Việt Nam kiên nhẫn chấp nhận một giai đoạn thắt chặt tiền tệ kiên định và chính sách tài khóa có định hướng cao, để tạo lòng tin về tính hiệu quả của chính sách.

Ông vua của các phi vụ phá sản

Wilbur Ross, ông vua của các phi vụ phá sản.
Càng nhiều công ty phá sản, ông lại càng giàu có, bất kể đó là một công ty sản xuất thép, một ngân hàng hay một xưởng dệt may... Ông chủ quyền uy ấy không ai khác chính là Wilbur Ross, người được mệnh danh “ông vua của các phi vụ phá sản”.
Giới ngân hàng, đầu tư và doanh trên thế giới, từ New York, Milano đến Tokyo... không ai không biết đến Công ty Private Equity Company của Wilbur Ross, người đã và vẫn đang kiếm lời hàng tỷ USD lợi nhuận từ các công ty yếu kém và có nguy cơ phá sản.
Trong ngành sản xuất thép, Wilbur Ross đạt được một tiếng tăm khá lừng lẫy khi “phù phép” biến 3 công tư nhân bị phá sản thành một tập đoàn thép hàng đầu của Mỹ. Không ít người đã so sánh Wibur Ross với tỷ phú Andrew Carnegie, ông "vua sắt thép”, huyền thoại trong lịch sử nước Mỹ.
Công ty Private Equity Company được thành lập cách đây 5 năm, nhưng Wilbur Ross đã được công chúng biết nhiều đến từ nhiều năm trước đó. Người đàn ông 65 tuổi này đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghiệp ngân hàng và đầu tư.

6/4/11

Những thời kì khó khăn nhất của kinh tế thế giới

Kể từ bong bóng giá đầu tiên vào thế kỷ 17, kinh tế thế giới đã ít nhất 14 lần lâm nguy. Đỉnh điểm của những khó khăn này là Đại suy thoái 1929-1933 và cuộc khủng hoảng hiện tại.

   Những thời khắc này được tờ Newsweek tổng hợp lại vào thời điểm kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi suy thoái và hệ thống tài chính Mỹ kỷ niệm một năm rơi vào khủng hoảng.

Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất


Khi mà cơn bão tài chính đang hoành hành cũng là lúc người ta nhìn lại những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng để tìm hiểu: Đâu là nguyên nhân khiến những cái tên lẫy lừng như Lehman Brothers, Nothern Rock, hay Bank of England trở thành quá khứ?

Trò chơi "Dầu, Vàng và Đôla"


Hôm 11/3, Nhật Bản xảy ra trận động đất 9 độ richte, động đất gây ra sóng thần và rò rỉ hạt nhân đã khiến thị trường vốn và thị trường hàng hóa toàn cầu biến động với mức độ không giống nhau. Khác với các cuộc khủng hoảng trước kia, đồng USD lần này không hề đóng vai trò tiền tệ né tránh rủi ro. Mặc dù giá dầu quốc tế bị ảnh hưởng, nhưng đồng USD vẫn sụt giảm mạnh.

Hôm 19/3, lực lượng quân đội các nước nhiều lần tiến hành không kích chống lại Libya, khiến khu vực Trung Đông vốn đã bất ổn càng thêm bất ổn hơn, như dự báo về việc cung ứng dầu thô của thị trường toàn cầu đã khiến giá dầu thế giới sau ngày Nhật Bản xảy ra động đất và khủng hoảng hạt nhân, quay trở lại mốc 100USD/thùng.



Khủng hoảng khu vực, đồng USD yếu và chiều hướng bất xác định của giá dầu mỏ đều khiến giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York cố thủ ở mức trên 1400USD/ounce. Trên mức độ nhất định, vàng đã gánh chức năng tiền tệ né tránh rủi ro, chiều hướng giá vàng vẫn đang thách thức giới hạn dự báo của thị trường. Hiện tại cho thấy, khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản, cục diện phức tạp của khu vực Trung Đông thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc tới hướng đi của dầu mỏ, vàng và đồng USD, giá dầu tăng, giá vàng cũng tăng theo, trong khi đó đồng USD lại liên tục giảm, đây có lẽ là nhận thức chung của thị trường. Phân tích sâu hơn vấn đề này, ắt sẽ tìm thấy mối liên hệ mật thiết với kinh tế Mỹ và ý đồ chính sách của nước này.

Căn nguyên của lạm phát ở Việt Nam

Thực tế, những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lạm phát trong dài hạn vẫn còn. Một trong những yếu tố đó là nhu cầu gia tăng vốn đầu tư.
 
Chính phủ đã xác định một trong những nhiệm vụ hàng đầu của điều hành kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này là tập trung ưu tiên cho các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hàng loạt những biện pháp, giải pháp kiềm soát và thắt chặt tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá, cắt giảm chi tiêu đã được áp dụng, bước đầu đã cho thấy những hiệu quả tức thời, cũng như triển vọng của các bước tiếp theo giúp đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, vẫn còn những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lạm phát trong dài hạn. Một trong những yếu tố đó là nhu cầu gia tăng vốn đầu tư trên diện rộng, làm tăng tổng cầu vốn trong toàn xã hội.

Nhìn lại mục đích nâng lãi suất của Trung Quốc

Hôm 5/04, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng lãi suất lần thứ 4 tính từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc để kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro bong bóng tài sản tại nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Các chuyên gia kinh tế nghĩ gì điều này?
 
Theo website của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, lãi suất cho vay thời hạn một năm sẽ tăng từ mức 6,06% lên 6,31%. Mức lãi suất mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 06/04/2011. Lãi suất tiền gửi thời hạn một năm sẽ tăng từ mức 3% lên 3,25%.

Phỏng vấn Lý Quang Diệu về Trung Quốc

Tờ “BusinessWeekly” sắp đăng bài trả lời phóng vấn Cố vấn cao cấp Chính phủ Singapore Lý Quang Diệu về cục diện thế giới, trong đó cho rằng Trung Quốc vẫn lạc hậu 20 năm so với Mỹ.

Quan hệ Trung - Mỹ

Cố vấn Lý Quang Diệu nói: “Mỹ vẫn là siêu cường số 1 duy nhất hiện nay. Trung Quốc là thực thể kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng chưa thể nói là tầm cỡ toàn cầu. Hiện nay sự quan tâm và chú ý của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào khu vực có nguồn năng lượng dầu lửa và các tài nguyên khoáng sản khác.

Trung Quốc thực sự có ý đồ trở thành nước lớn số 1 thế giới thay Mỹ, nhưng điều này đòi hỏi phải mất hàng chục năm nữa. Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa thể đuổi kịp Mỹ về kỹ thuật: Trung Quốc chưa có máy bay tàng hình hiện đại như Mỹ, chưa có tàu con thoi… Trung Quốc còn phải phấn đấu gian nan trong nhiều năm.

Tình hình kinh tế nổi bật trong tuần

Nỗi lo Chính phủ Mỹ sẽ phải ngưng hoạt động do thiếu ngân sách, chiến sự dai dẳng ở Trung Đông, Bắc Phi và nợ công đeo bám châu Âu đã khiến giá vàng tương lai phiên hôm qua lao vút lên kỷ lục mới.

Giá vàng giao tháng 6 tăng mạnh 19,5 USD/ounce, tương đương 1,4%, lên 1.452,5 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trong phiên, có lúc, vàng kỳ hạn này vọt tới mốc 1.455,5 USD/ounce, vượt xa mức đỉnh 1.448,6 USD/ounce xác lập trong ngày 24/3. Vàng giao ngay trên sàn Kitco cũng tăng mạnh gần 20 USD, tương đương 1,4%, lên sát 1.454 USD/ounce.

4/4/11

Chiến sự Lybia ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế Trung Quốc


Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành hội đàm cùng với Ấn Độ và các nước thành viên BRIC khác, nhằm tỏ thái độ cứng rắn hơn trước hành động tấn công Lybia của các nước phương Tây. Đây là động thái mới nhất sau khi Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn tại Lybia.
 

10 Vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ

Chiếm một nửa trong danh sách những vụ phá sản đình đám nhất chính là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, mà gần đây là trường hợp của đại gia ngành xe hơi Mỹ General Motors.

1. Ngân hàng Lehman Brothers
Đây là vụ phá sản lớn nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại và cũng là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Từng là đại gia đầu tư tài chính Phố Wall, Lehman Brothers bị buộc phải nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản vào tháng 9 năm ngoái. Phần lớn tài sản của Lehman là bị Ngân hàng Barclays của Anh thôn tính, trong khi một số công ty nhỏ hơn tiếp tục hoạt động dưới danh nghĩa công ty độc lập hoặc bị xóa sổ. Vụ phá sản của Lehman Brothers đẩy 80 chi nhánh trên toàn thế giới của ngân hàng này lâm vào cảnh đóng cửa.

Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán trên OTC

Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 8/10/2007 
Ngày 20/11/2008, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán Công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội. Quy chế này là một trong những căn cứ pháp lý chính thức để triển khai thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội theo Phương án tổ chức và quản lý thị trường đã  được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 8/10/2007.