9/4/11

Khủng hoảng dầu mỏ Trung Đông- âm mưu của Mỹ


Không phải ngẫu nhiên cựu Tổng thống Mỹ, ông Goerge W. Bush đã gọi dầu mỏ là một loại thuốc phiện.
Chính vàng đen sẽ là nguyên nhân cho cuộc chiến tranh sẽ sảy ra tiếp theo (dự báo tác giả). Các nền kinh tế vừa phải đương đầu với  một cuộc khủng hoảng nặng nề, và chính việc các chi phí đầu vào gia tăng một cách mạnh mẽ (đặc biệt là dầu mỏ) đang gây ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy. Hiện tượng này là một sự cản trở lớn cho sự phục hồi của các nền kinh tế, đặc biệt là những nên kinh tế phụ thuộc lớn vào dầu mỏ nhập khẩu như Mỹ, Trung Quốc...Và như những dự báo của tác giả thì việc gần đây sảy ra xung đột ở khu vực Trung Đông có thể là một sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh dầu mỏ mang đậm màu sắc của những cường quốc khát dầu như Trung Quốc, Mỹ.
Thử tưởng tượng một phiên bản phim “Groundhog Day” về chính sách đối ngoại, trong đó Bill Murray đóng vai tổng thống Mỹ. Và chuông báo thức reo. Những lộn xộn chính trị một lần nữa lại làm rúng động Trung Đông, giá xăng dầu leo thang, và sự phục hồi nền kinh tế thì đang bị đe dọa.

Tổng thống Nixon từng bị báo động cũng bởi hồi chuông như thế trong thời kì Ả rập cấm vận dầu mỏ 1973-74, và ông đã tuyên bố Dự án Độc lập nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu dầu thô.


Tổng thống Carter, thời cách mạng Iran, đã kêu gọi những nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài. Tổng thống Goerge W. Bush đã gọi dầu mỏ là một loại thuốc phiện.

Trong một bài diễn văn trên truyền hình toàn quốc hôm thứ 4, tổng thống Obama nói: “Chúng ta không thể cứ bị sốc khi giá xăng dầu tăng lên và rồi ngẩn ngơ cho đến khi giá hạ trở lại. Chúng ta không thể vội vàng đề xuất hành động khi giá dầu đang cao, để rồi lại hủy bỏ hành động ấy khi giá hạ xuống.”

Do vậy, khi những biến động chính trị tại Libya, các vùng Bắc Phi khác và Trung Đông, và tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản đang hủy hoại ngành dầu mỏ, hồi chuông cảnh báo một lần nữa lại rung lên. Khi giá xăng tăng và thậm chí sự bình ổn của Ả rập Saudi cũng đột ngột bị đặt dấu hỏi, vấn đề độc lập năng lượng trở nên rất cấp thiết.

Sẽ cần phải có những biến đổi công nghệ cho xe điện và nhiên liệu sinh học. Song các chuyên gia nói rằng, đó ít ra còn là một giải pháp trong tầm ngắm, nhất là khi Canada và các đối tác cùng bán cầu khác giờ đây đã đủ khả năng thay thế phần lớn lượng dầu nhập khẩu từ những nhà sản xuất ít thân thiện và thiếu ổn định.

Ông Steven Chu, thư kí Bộ Năng lượng đã nói trong một buổi phỏng vấn: “Lần đầu tiên kể từ cú sốc dầu mỏ đầu tiên, tôi thấy chúng ta tiết giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ”. Với chú ý rằng dầu thô nhập khẩu giờ đây chiếm 50% lượng tiêu dùng, ông cho biết thêm: “Liệu chúng ta có thể giảm 50% lượng nhập khẩu trong 20 năm nữa? Sự thực là có khả năng như vậy.”

Song sự thay đổi đó sẽ không đến dễ dàng.

Theo ông John M. Deutch, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và cựu thư kí bộ Năng lượng: “Với Mỹ, giảm nhập khẩu dầu xuống còn dưới 20% cho đến giữa thế kỉ là hoàn toàn có thể, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào những gì bộ máy chính trị sẵn lòng làm, những gì cộng đồng sẵn lòng chấp nhận trong vấn đề giá cả tăng cao và làm thế nào để bứt phá công nghệ. Điều đầu tiên bạn làm là tăng giá xăng dầu lên một chút, điều đó sẽ giúp giảm tiêu dùng.”

Nói cách khác, việc giảm nhập khẩu dầu xuống gần một nửa cho đến mức như năm 1982 – hồi đó chiếm 28% lượng tiêu dùng – có thể chọc giận những người thuộc chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa tự do, môi trường học và chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu.

Song một số thay đổi đã được thiết lập.

Amy Myers Jaffe, phó giám đốc Chương trình Năng lượng Đại học Rice, cùng các nghiên cứu sinh khác đang hi vọng có thể giảm tiêu dùng 4.3 triệu thùng dầu/ngày – tương đương 1/3 lượng nhập khẩu hiện tại – vào năm 2025, đơn giản chỉ nhờ việc cải thiện hiệu suất nhiên liệu bắt buộc đối với các phương tiện giao thông của Quốc hội.

Thêm 2.5 triệu thùng dầu/ngày có thể được tiết giảm vào năm 2050 nhờ những chính sách nhằm tăng lượng xe điện lưu thông tại Mỹ lên 20%, các nghiên cứu sinh đại học Rice cho biết. Tăng cường khai thác dầu nội địa cũng sẽ làm giảm nhanh hơn sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Ông Jay Hakes, giám đốc Thư viện Carter và cựu giám đốc Cơ quan Thông tin Năng lượng của Chính phủ liên bang: “Chúng ta có thể đạt được sự độc lập năng lượng, và chúng ta đã bắt đầu đi theo hướng đó từ 3 hay 4 năm trước.”

Năm 2009, lần đầu tiên kể từ năm 1985, Hoa kì sản xuất nhiều dầu hơn năm trước, kết quả của sự kết hợp giữa tăng cường sản xuất ở vùng nước sâu Gulf, Mexico và khai thác mỏ đá phiến ở Bắc Dakota.

Sản xuất nội địa tăng một lần nữa vào năm 2010, khoảng 3%, trong khi nhập khẩu giảm kể từ năm 2006, tuy chậm nhưng chắc chắn.

Theo ông Stark: “Việc đó tương đương với 1 triệu thùng dầu/ngày, con số mà không ai dự đoán được. Điều đó có thể là một lợi thế khi tình hình thay đổi, là bước đệm cho an ninh năng lượng khi nguồn cung truyền thống từ OPEC gặp rủi ro.”

Một ngày nào đó, có thể Bill Murray sẽ không phải thức dậy một lần nữa trong trạng thái cáu gắt và bất mãn. Còn lúc này, hồi chuông cảnh báo đang rung lên.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét