Hôm 19/3, lực lượng quân đội các nước nhiều lần tiến hành không kích chống lại Libya, khiến khu vực Trung Đông vốn đã bất ổn càng thêm bất ổn hơn, như dự báo về việc cung ứng dầu thô của thị trường toàn cầu đã khiến giá dầu thế giới sau ngày Nhật Bản xảy ra động đất và khủng hoảng hạt nhân, quay trở lại mốc 100USD/thùng.
Khủng hoảng khu vực, đồng USD yếu và chiều hướng bất xác định của giá dầu mỏ đều khiến giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng trên Sàn giao dịch hàng hóa New York cố thủ ở mức trên 1400USD/ounce. Trên mức độ nhất định, vàng đã gánh chức năng tiền tệ né tránh rủi ro, chiều hướng giá vàng vẫn đang thách thức giới hạn dự báo của thị trường. Hiện tại cho thấy, khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản, cục diện phức tạp của khu vực Trung Đông thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc tới hướng đi của dầu mỏ, vàng và đồng USD, giá dầu tăng, giá vàng cũng tăng theo, trong khi đó đồng USD lại liên tục giảm, đây có lẽ là nhận thức chung của thị trường. Phân tích sâu hơn vấn đề này, ắt sẽ tìm thấy mối liên hệ mật thiết với kinh tế Mỹ và ý đồ chính sách của nước này.
Mục tiêu kinh tế cốt lõi hiện nay của Mỹ là thúc đẩy kinh tế tiếp tục phục hồi, việc thực hiện mục tiêu này là coi nợ công cao ngất ngưởng, chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng và vận hành ổn định kinh tế toàn cầu làm tiền đề, quyết định này đã làm suy yếu tính tương đối ổn định của đồng đô la, hơn nữa còn hình thành một cơ chế “phản hồi” giữa đồng USD yếu và sự phục hồi kinh tế Mỹ. Do đó, dưới mục tiêu phục vụ cho công cuộc khôi phục kinh tế Mỹ, đồng USD yếu là tiền đề cơ bản, trước khi kinh tế Mỹ chưa thể xuất hiện tăng trưởng bền vững dài hạn, Mỹ sẽ không vì sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài khác mà xem nhẹ thay đổi sách lược này.
Khủng hoảng hạt nhân lần này của Nhật Bản khiến nền kinh tế nước này lại bị tác động nặng nề, nhưng suy cho cùng nó cũng chỉ là một thảm họa mang tính khu vực, việc gây sốc cho thị trường toàn cầu sẽ chỉ tạm thời. Nhật Bản là một nước chủ nợ lớn nhất thế giới, sở hữu thặng dự các tài khoản vãng lại lớn thứ hai thế giới, kinh tế Nhật Bản phát triển bình ổn trong 20 năm qua, nên chịu ảnh hưởng khá nhỏ bởi dòng tiền nóng nước ngoài, do đó, lượng mua ròng đồng Yên trên thị trường quốc tế hầu như không có ảnh hưởng gì cho đồng USD yếu, về cơ bản tỷ giá đồng Yen/USD hiện nay đã quay trở lại mức trước khi xảy ra động đất.
Tình hình khu vực Trung Đông có thể đẩy giá dầu leo thang, là một tín bất lợi cho Mỹ. Một mặt, là nước tiêu dùng và nhập khẩu ròng dầu mỏ lớn nhất toàn cầu, giá dầu tăng sẽ không có lợi cho sự phục hồi lâu dài của kinh tế Mỹ; Mặt khác, dầu mỏ được tính và thanh toán bằng USD, nên giá dầu tăng sẽ khiến nhu cầu chi trả USD tăng lên, từ đó đẩy đồng USD đi theo chiều hướng tiền tệ mạnh. Cơ cấu nợ và chính sách tiền tệ hiện nay của Mỹ là duy trì đồng USD yếu “có uy tín”, điều này cho thấy, giá dầu tăng không phù hợp với nhu cầu lợi ích của Mỹ. Với điều kiện đồng USD yếu, giá hàng hóa toàn cầu hầu như tăng vọt sau khủng hoảng tài chính, liên tục lập mốc cao kỷ lục, nhưng giá dầu thô tăng tương đối ổn định.
Kể từ khi xảy ra khủng hoảng dầu mỏ vào những năm thập niên 1970 của thế kỷ trước, nền kinh tế Âu – Mỹ bị tác động bởi giá dầu tăng, một nhân tố cốt lõi chính là “đô la dầu mỏ”. Đô la dầu mỏ không chỉ giúp nhiều nước đối lập với Mỹ trở nên mạnh hơn hoặc trỗi dậy trở lại, hơn nữa sự lưu động tần số cao giữa thị trường tiền tệ châu Âu, thị trường tài chính New York và các nước trên thế giới đã dẫn đến sự biến động của thị trường vốn toàn cầu và thị trường hàng hóa.
Vài tháng tới, đồng USD vẫn sẽ tiếp tục yếu. vàng là đơn vị tiền tệ dự trữ thay thế của đồng USD, tất nhiên sẽ duy trì được chiều hướng mạnh. Dầu thô bị ảnh hưởng bởi những dự báo trong thời gian ngắn sẽ tồn tại khả năng tác động cao, nhưng không gian có hạn. Quy tắc trò chơi của đồng USD sẽ quyết định tất cả, sự can thiệp khu vực của Mỹ, không vì chính quyền, không vì dầu mỏ mà chỉ là muốn bảo vệ quy tắc của đồng USD.
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét