3/8/17
VC7 - Kỳ vọng câu chuyện thoái vốn như VC3 và VCS
Thứ Năm, tháng 8 03, 2017
1 comment
Phương pháp NAV:
- NAV Giá trị tiền và tương đương tiền + Khoản nắm giữ đến ngày đáo hạn = 172.1 tỷ đồng
- NAV Giá trị các khoản phải thu = 44.2 tỷ (trích lập 100% cho PTSC Thanh Hóa)
- NAV hàng tồn kho, mặc dù đã trích lập dự phòng như tôi tiếp tục trích lập 50% trên số đã trích lập dự phòng = 51
tỷ đồng
- NAV tài sản khác đa số là các khoản trả trước cho nhà nước và người lao động, đây là những nghĩa vụ chắc chắn
nên giá trị giữ nguyên = 19.3 tỷ đồng
- NAV TSCĐ hữu hình sẽ được tính theo giá trị sử dụng của nó, chúng tôi tính theo mức thân trọng ở mức 300 tỷ
đồng
- NAV của các khoản khác chúng tôi xem như dự phòng 100%
Tổng NAV tài sản = 172.1 + 44.2 + 51+ 19.3 + 300 = 586.6 tỷ đồng
Tổng NAV nợ = 96.6 tỷ
Giá trị tài sản ròng/1 cổ phần là = (586.6-96.6)/21.6 = 22.600 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thêm phương pháp định giá P/E phù hợp cho việc chiết khấu dòng tiền trong giai đoạn
2017-2019.
Năm 2017, dự kiến công ty sẽ hạch toán doanh thu 37 km đường ống 26 inch triển khai cho GPP Càu Mau và hoàn
nhập các khoản bảo hành đường ống trong giai đoạn 2014-2015, dự kiến doanh thu như bảng tính toán mục 3, với
EPS là 1.460 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018, bắt đầu khởi công GPP Vũng Tàu và Nam Côn Sơn 2 giải đoạn 2, với khối lượng dự kiến được nêu trọng
mục 3, EPS tương ứng cho 2018 và 2019 lần lượt là 3.500 đồng/cp và 5.270 đồng/cp.
Với P/E forward trung bình khoảng 10 lần thì giá tương ứng cho các năm lần lượt là 14.600 đồng (2017); 35.000 đồng
(2018) và 52.000 đồng (2019).
Tuy nhiên, giá trị trung bình của PVB năm 2017 theo các phương pháp định giá là: 16.000 đồng/ cổ phiếu