Kinh tế thế giới

“Đầu tư vào tri thức sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất” – Benjamin Franklin Ward.

Tài chính

“Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền” – George Soros

Chứng khoán

Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn (Warren Buffett)

Quỹ Đầu tư

"Đôi khi, ngay cả những nhà đầu tư thông minh cũng cần có ý chí mạnh mẽ để tránh đi theo đám đông." – Benjamin Graham

Kế toán - Kiểm toán

“Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì" – Peter Lynch

21/8/17

Lý thuyết cơ bản sóng Elliott (Elliott Wave Basics)



Lý thuyết cơ bản sóng Elliott (Elliott Wave Basics)

Lý thuyết cơ bản sóng Elliott:
Giới thiệu:


Lý thuyết sóng Elliott được phát triển bởi R.N. Elliott và phổ biến bởi Robert Prechter. Lý thuyết này khẳng định hành vi của đám đông cũng tăng lên hay giảm xuống như sóng thủy triều trong một xu hướng rõ ràng. Dựa trên nguyên lý thủy triều này, Elliott đã xác định được một cấu trúc mà giá cả dịch chuyển trong thị trường tài chính.

Nội dung cơ bản:

Một chu kỳ hoàn chỉnh có 8 sóng, được chia làm 2 loại sóng cơ bản: sóng đẩy (impulse) và sóng hiệu chỉnh (corrective). Hai loại song này luôn nằm trong một sóng lớn hơn (sóng trong sóng). Khi sóng lớn (I) là tăng, các Sóng tăng (1,3,5) là các sóng đẩy, và các Sóng (2,4) là sóng hiệu chỉnh. Sóng (II) là sóng giảm chứa 3 sóng (a,b,c). Sóng a, c được gọi là sóng đẩy và b là sóng hiệu chỉnh trong Sóng (II). Sóng (I) cũng là sóng đẩy, Sóng (II) được xem là sóng hiệu chỉnh.



Ba quy tắc (3-Rules)
Quy tắc 1: Sóng 2 không thể hồi (retrace) hơn 100% Sóng 1.
Quy tắc 2: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong các sóng đẩy.
Quy tắc 3: Sóng 4 không bao giờ đè lên (overlap) Sóng 1.


Ba hướng dẫn (3- Guidelines):

Nguyên tắc 1: Khi Sóng 3 là sóng dài nhất, Sóng 5 sẽ xấp xỉ bằng Sóng 1.
Nguyên tắc 2: Cấu tạo Sóng 2 và Sóng 4 sẽ thay thế nhau. Nếu Sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp, mạnh (sharp) thì Sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản, phẳng (flat) và ngược lại.
Nguyên tắc 3: Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (a,b,c) thường kết thúc tại vùng đáy của của sóng 4 trước đó.




Kết luận:
Các phần giới thiệu ở trên chỉ là cơ bản về lý thuyết Elliot. Với các quy tắc, hướng dẫn như trên, một Nhà phân tích đồ thị khó có thể cải thiện được khả năng đếm sóng. Việc đếm sóng Elliot thường được bắt đầu bằng cách loại trừ. Áp dụng các quy tắc cho lần đếm thử đầu tiên, sau đó tới các nguyên tắc thứ 2. Loại bỏ các đếm vi phạm và rút ra các đếm chính xác hơn. Ngay cả khi được cho là đếm chính xác, Nhà phân tích đồ thị cũng phải liên tục đánh giá và điều chỉnh cách đếm mới.


Phưg pháp vẽ kênh giá vận dụng trong lý thuyết sóng Elliottơn

I. Giới thiệu khái quát:

Vẽ kênh giá là phương pháp quan trọng không chỉ quyết định vị trí các sóng nội bộ mà còn dự đoán được các mục tiêu cho sóng kế tiếp.

Kênh giá là những đường xu hướng song song, ít nhiều cũng chứa toàn bộ dao động giá của một sóng. Dù các đường xu hướng của mô hình Triangle không song song nhưng chúng cũng được coi là kênh giá.

Dưới đây là minh họa kênh giá của mô hình sóng chủ và mô hình sóng điều chỉnh.



Các sóng thuộc cùng cấp độ sóng có thể được nhận diện bằng cách vẽ các kênh giá. Đặc biệt trong trường hợp các cấu trúc sóng chủ, sóng Zigzag và mô hình tam giác. Nếu những sóng này không tương xứng nhau thì nên tìm kiếm cách tính sóng tùy chọn khác.

II. Cách vẽ kênh giá và dự đoán mục tiêu sử dụng kênh giá:

1. Mục tiêu sóng 3 hoặc sóng C:

Vẽ một kênh giá ngay sau khi sóng 1 và sóng 2 hoàn thành. Nối điểm khởi đầu của sóng 1 (được đánh dấu là 0) với điểm cuối của sóng 2, sau đó vẽ một đường song song kéo từ đỉnh sóng 1.

Đường song song này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 3 đang phát triển. Nếu sóng 3 không thể bức phá qua đường song song này hoặc không thể chạm đến nó thì có thể đó là sóng C chứ không phải là sóng 3.



Đường hỗ trợ từ 0 đến sóng 2 có vai trò là mức chặn. Khi đường này bị phá vỡ thì rất có khả năng sóng 2 hoặc B di chuyển phức tạp hơn vì thế sóng 3 hoặc C chưa bắt đầu hình thành.

Chú ý rằng sóng 3 thường là sóng mạnh nhất và sẽ vượt qua đường xu hướng trên.

2. Mục tiêu sóng 4:


Ngay sau khi sóng 3 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá bằng cách nối điểm cuối của sóng 1 với điểm cuối của sóng 3 bằng một đường xu hướng rồi vẽ một đường song song từ điểm cuối của sóng 2. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 4. Chú ý rằng thông thường đường nằm dưới từ sóng 2 sẽ bị phá vỡ một chút do hành động giá của sóng 4. Đường hỗ trợ này có vai trò là mục tiêu tối thiểu của sóng 4.


Nếu sóng 4 không đến gần được đường này thì đây là biểu hiện của một xu hướng rất mạnh. Có thể xu hướng giá vẫn đang ở sóng 3 hoặc sẵn sàng cho sự bức phá mạnh ở sóng 5.

3. Mục tiêu sóng 5:

(1) Phương pháp 1:

Ngay sau khi sóng 4 hoàn thành thì có thể vẽ một kênh giá nối điểm cuối của sóng 2 với điểm cuối của sóng 4 bằng một đường xu hướng sau đó vẽ đường song song từ điểm cuối của sóng 3. Bằng cách này có thể dự đoán mục tiêu sóng 5.


Thông thường sóng 5 sẽ không chạm đến đường xu hướng nằm trên, trừ khi song 5 theo mô hình mở rộng Extension5 hoặc khi sóng 3 tương đối yếu. Trong mô hình Extension5 với biểu hiện khối lượng giao dịch cao và các chỉ báo xung lượng mạnh mẽ thì hiện tượng vượt quá (throwover) có thể xuất hiện.

(2) Phương pháp 2:

Thường thì sóng 3 là sóng mạnh nhất cho thấy tốc độ di chuyển rất nhanh khi so sánh với sóng 1 và sóng 5. Nếu sóng 3 cho thấy một đợt tăng giá hoặc giảm giá gần như thẳng đứng thì vẽ một đường xu hướng nối sóng 2 với sóng 4 rồi vẽ đường song song từ sóng 1.


Đường song song này sẽ cắt qua sóng 3 và sẽ tạo mục tiêu cho sóng 5. Kinh nghiệm cho thấy đây là kênh giá rất có giá trị.

4. Mục tiêu sóng D và E:

Ngay sau khi sóng B hoàn thành thì có thể vẽ một đường xu hướng nối điểm khởi đầu sóng A với điểm cuối sóng B để định mục tiêu cho sóng D khi mô hình Triangle đang phát triển. Điều này chắc chắn hơn sau khi sóng C hoàn thành.



Ngay sau khi sóng C hoàn thành thì có thể vẽ đường xu hướng nối sóng A với điểm cuối sóng C để định mục tiêu sóng E. Hầu như không bao giờ sóng E dừng ngay tại đường xu hướng mà chỉ ghé sát đường xu hướng một cách nhanh chóng và tạm thời.

4. Mục tiêu trong mô hình Double Zigzag:

Việc vẽ một kênh giá là điều rất quan trọng để phân biệt các mô hình Double Zigzag với các mô hình sóng Impulse trong khi việc phân biệt chúng vốn khó khăn do chúng đều có đặc trưng sóng chủ. Các mô hình Double Zigzag có xu hướng chạm kênh giá gần như hoàn hảo trong khi ở mô hình Impulse thì sóng 3 thường phá vỡ ra khỏi kênh giá.



Phân tích các sóng điều chỉnh kết hợp Fibonacci

Các quá trình điều chỉnh có xu thế đưa giá trở lại khu vực sóng thứ 4 ở cấp độ sóng nhỏ hơn và cũng thường vượt qua khu vực này và đi vào khu vực sóng thứ 2 ở cấp độ sóng nhỏ hơn. Nếu quá trình điều chỉnh phát triển theo mô hình Flat (FL), mô hình Contracting Triangle (CT) thì quá trình điều chỉnh thường giới hạn trong phạm vi 38.2% – 50.0% và thực tế này đúng thậm chí quá trình điều chỉnh là sóng thứ 2.

Một mức hồi lại không quá 38.2% quá trình dao động trước đó cho thấy một sức mạnh tiềm ẩn của xu hướng chính. Mức hồi 50.0% thường xuất hiện trong chuỗi 5 sóng nhưng không xuất hiện thường xuyên như mức hồi 61.8%. Tuy nhiên mức hồi 50.0% lại rất phổ biến ở những sóng điều chỉnh tăng trong thị trường đầu cơ giá xuống ví dụ như sóng B trong mô hình Zigzag (ZZ).

1. Mục tiêu sóng A:

Sau mô hình Ending Diagonal (ED) trong sóng (5) thì sóng A hồi về sóng 2 của mô hình Ending Diagonal (ED) này.


Khi sóng A là một phần của mô hình Contracting Triangle (CT), sóng (B) hoặc sóng (4) thì nó thường hồi lại 38.2% của cả 5 sóng trước đó và đi vào phạm vi sóng thứ 4 của 5 sóng này.



2. Mục tiêu sóng B:

Trong mô hình Zigzag (ZZ) thì sóng B hầu như hồi lại 38.2% hoặc 61.8% sóng A. Trong mô hình Flat (FL) thì nó xấp xỉ bằng sóng A. Trong mô hình Flat (FL) Irregular thì nó thường đi một khoảng cách bằng 138.2% sóng A.
3. Mục tiêu sóng C:

Sóng C có chiều dài ít nhất là 61.8% sóng A. Nó có thể ngắn hơn trong trường hợp mô hình Zigzag (ZZ) Running hoặc Flat (FL) Running trong đó sóng C rất ngắn và không thể vượt qua điểm cuối của sóng A.

Nhìn chung sóng C bằng với sóng A hoặc đi một khoảng cách bằng 161.8% sóng A. Sóng C thường đạt 161.8% chiều dài sóng a trong mô hình Flat (FL) Irregular.



Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng C thường bằng 61.8% sóng A. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng A.

4. Mục tiêu sóng D:

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng D thường bằng 61.8% sóng B. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng B.

5. Mục tiêu sóng E:

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng E thường bằng 61.8% sóng C. Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng E thường bằng 161.8% sóng C.

6. Mục tiêu sóng X:

Sóng X tối thiểu hồi lại 38.2% quá trình điều chỉnh A-B-C trước đó; một mức hồi lại 61.8% cũng phổ biến đối với sóng X.



Phân tích các sóng chủ kết hợp tỷ lệ Fibonacci

Dãy số Fibonacci là một dãy số toán học trong đó bất kỳ một số là tổng của 2 số đứng liền trước. Dãy số này được biểu diễn như sau: 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144… Điều đáng chú ý nhất là tỷ lệ 1.618 là tỷ lệ vàng, nó rất phổ biến và là mối quan hệ đã được khám phá vào thời cổ đại. Ngoài ra tỷ lệ 0.618 là giá trị nghịch đảo của 1.618 cũng rất nổi bật khi phân tích quan hệ Fibonacci.


Elliott đã không khám phá ra mối quan hệ Fibonacci song nó đã gây chú ý cho Elliott nhờ Charles Collins.

Các phép tính sóng các mô hình sóng chủ và sóng điều chỉnh (5 + 3 = 8) là theo dãy số Fibonacci và phân chia các mô hình sóng thành các sóng nội bộ tương ứng cũng hoàn toàn tạo ra dãy số Fibonacci.

Phân tích mối quan hệ Fibonacci giữa các dao động giá là việc rất quan trọng vì nhiều lý do.

Trước hết nó giúp kiểm soát sự phân tích sóng. Tỷ lệ Fibonacci từ phép tính sóng càng tốt thì phép tính sóng đó càng chính xác, vì theo cách này hoặc cách khác thì các sóng liên quan với nhau. Hơn nữa có thể dự đoán các mục tiêu hiện thực một khi xác định đúng phép tính sóng hoặc phân biệt được các viễn cảnh khác nhau.

Các sóng thường có liên quan với nhau theo các tỷ lệ 2.618, 1.618, 1, 0.618, 0.382 và 0.236. Điều này giúp ước tính các mục tiêu giá cho các sóng mở rộng.

Lấy ví dụ nếu sóng 1 hoặc A của bất kỳ cấp độ sóng hoặc khung thời gian đã hoàn thành thì có thể dự đoán tỷ lệ hồi lại ở mức 0.382, 0.50 và 0.618 đối với sóng 2 hoặc B để ước đoán các mục tiêu. Thường thì sóng 3 là sóng mạnh nhất vì thế sẽ thấy rằng sóng 3 xấp xỉ 1.618 lần sóng 1. Sóng 4 thường thể hiện mức hồi lại ít hơn sóng 2, khoảng 0.236 hoặc 0.382. Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì mối quan hệ giữa sóng 5 và sóng 3 thường là 0.618. Bên cạnh đó sóng 5 cũng bằng với sóng 1.

Mối quan hệ tương tự có thể tìm thấy ở giữa sóng A và sóng C. Thường thì sóng C bằng sóng A hoặc bằng 1.618 lần chiều dài sóng A.

Có thể kết hợp các sóng để tìm các vùng hỗ trợ và kháng cự. Chẳn hạn dao động giá thực của sóng 1 và 3 lần 0.618 tạo ra mục tiêu cho sóng 5.

1. Mục tiêu sóng 1:
Sóng 1, một dao động giá mới khởi đầu một chuỗi sóng chủ, có xu hướng dừng tại chân của quá trình điều chỉnh trước đó, thường là sóng B. Như vậy sóng 1 thường có mức hồi lại 38.2% hoặc 61.8% quá trình điều chỉnh trước đó.


2. Mục tiêu sóng 2:
Sóng 2 hồi lại ít nhất 38.2% nhưng chủ yếu là 61.8% hoặc nhiều hơn so với sóng 1. Nó thường hồi lại khu vực sóng thứ 4 (thuộc cấp độ sóng nhỏ hơn) của sóng 1 và thường xuyên đi vào sóng thứ 2 (thuộc cấp độ sóng nhỏ hơn) của sóng 1. Mức hồi lại hơn 76.4% rất gây hoài nghi dù nó chưa phá vỡ quy luật nào cả.

3. Mục tiêu sóng 3:
Sóng 3 ít nhất bằng sóng 1, trừ các mô hình Leading Diagonal (LD), Ending Diagonal (ED) (với 2 dạng sóng này thì sóng 3 ngắn hơn sóng 1). Nếu sóng 3 là sóng mở rộng và dài nhất trong các sóng chủ 1, 3, 5 thì nó sẽ có xu hướng bằng 161.8% hoặc thậm chí bằng 261.8% hoặc 461.8% sóng 1. Để nhận diện sóng 3 cần chú ý đến độ dốc của nó, vì sóng 3 thường có độ dốc cao hơn sóng 1 và gần như thẳng đứng. Ngoài ra cần chú ý đến các chỉ báo kỹ thuật ở khu vực sóng 3 trong đó khối lượng giao dịch (volume) cao hơn, xung lượng (momentum) mạnh hơn.


4. Mục tiêu sóng 4:
Sóng 4 hồi lại ít nhất 23.6% sóng 3 nhưng thường chạm đến 38.2% sóng 3 và đôi khi đến 50.0 hoặc 61.8% sóng 3. Sóng 4 thường hồi lại vùng giá của sóng thứ 4 (thuộc cấp độ sóng thấp hơn) trong sóng 3.
Trong các thị trường rất mạnh thì sóng 4 chỉ hồi lại 14% sóng 3.

5. Mục tiêu sóng 5:
Sóng 5 thường bằng với sóng 1 hoặc đi một khoảng cách 61.8% chiều dài sóng 1. Nó cũng có thể có thể bằng 38.2% hoặc 61.8% chiều dài thực của cả sóng 1 và sóng 3 cộng lại (từ chân sóng 1 lên đỉnh sóng 3). Nếu sóng 5 là sóng mở rộng thì nó sẽ bằng 161.8% sóng 3 hoặc 161.8% chiều dài thực của sóng 1 và sóng 3 cộng lại. Ở khu vực sóng 5 thường xảy ra hiện tượng phân kỳ ở các chỉ báo momentum.

6. Mục tiêu sóng mở rộng:
Trong một chuỗi sóng chủ gồm 5 sóng 1-2-3-4-5 thì kỳ vọng một trong 3 sóng 1, 3, 5 mở rộng.
Nếu sóng 3 mở rộng thì sóng 1 và sóng 5 sẽ có xu thế bằng nhau về chiều dài dao động giá, hoặc bằng nhau về chiều dài thời gian dao động giá.
Trong thị trường forex thì sóng 3 mở rộng chiếm 60%, sóng 5 mở rộng chiếm 35% và sóng 1 mở rộng chỉ chiếm 5%.

Khi sóng mở rộng trong một chuỗi 5 sóng là sóng 1 thì quá trình điều chỉnh kế tiếp sẽ hồi về khu vực sóng 2 trong thay vì sóng thứ 4 như thông lệ. Điều này đặc biệt chính xác trong trường hợp sóng 5 ngắn hơn sóng 3.


Mô hình sóng điều chỉnh kết hợp Double Three và Triple Three

1. Hình vẽ:



2. Mô tả:

Mô hình sóng kết hợp là mô hình sóng kết hợp vài kiểu sóng điều chỉnh. Những kiểu sóng này được đánh dấu là WXY (Double Three) và WXYXZ (Triple Three) nếu nó phức tạp hơn. Nó bắt đầu bằng một Zigzag (sóng W), rồi một sóng X sau đó là mô hình Flat (sóng Y), v.v…

3. Quy tắc:

– Tất cả các mô hình điều chỉnh có thể kết hợp để hình thành mô hình điều chỉnh lớn hơn. Các quy tắc sóng điều chỉnh được vận dụng cho các mô hình nêu trên.

– Mô hình Triangle thường xuất hiện ở cuối mô hình Combination.

4. Vị trí xuất hiện:

Nhìn chung, mô hình sóng kết hợp xuất hiện chủ yếu ở các sóng 4, B và X. Nó ít xuất hiện ở sóng A và hiếm khi ở sóng 2.

5. Cấu trúc sóng bên trong:

Mô hình Combination kết hợp Zigzag với Flat và Triangle thì có cấu trúc sóng bên trong như sau: 5-3-5(Zigzag)-3-3-5(Flat)-3-3-3-3-3(Triangle).


Các mô hình sóng điều chỉnh Triangle

1. Hình vẽ:

– Các mô hình Contracting Triangle và Expanding Triangle


– Các mô hình Ascending Triangle và Descending Triangle:



2. Mô tả:

Mô hình sóng Triangle (mô hình tam giác) là mô hình sóng điều chỉnh, có thể hội tụ (Contracting Triangle) hoặc mở rộng (Expanding Triangle), có thể hướng lên (Ascending Triangle) hoặc hướng xuống (Descending Triangle). Nó gồm có 5 sóng, mỗi sóng có bản chất điều chỉnh.

3. Quy tắc:

– Mô hình Triangle gồm có 5 sóng.

– Sóng A và Sóng D chéo nhau.

– Sóng D không vượt qua điểm khởi đầu của Sóng C.

– Sóng C không phải là sóng ngắn nhất.

– Về cấu trúc bên trong thì mô hình tam giác có trúc sóng điều chỉnh.

– Trong mô hình sóng Contracting Triangle thì Sóng A là sóng dài nhất và Sóng E là sóng ngắn nhất. Trong mô hình sóng Expanding Triangle thì Sóng A là sóng ngắn nhất và Sóng E là sóng dài nhất.

– Các mô hình Triangle thường có dạng hình cái chêm (wedge).

4. Vị trí xuất hiện:

Mô hình sóng Triangle xuất hiện ở các sóng 4, B và X. Nó không bao giờ xuất hiện ở sóng 2 hoặc sóng A.

5. Cấu trúc sóng bên trong:

Mô hình Triangle gồm có 5 sóng với cấu trúc sóng bên trong theo kiểu 3-3-3-3-3.


Mô hình sóng điều chỉnh Flat

1. Hình vẽ:


2. Mô tả:

Mô hình sóng Flat (sóng trôi dạt) là cấu trúc sóng điều chỉnh rất phổ biến, nhìn chung thể hiện xu hướng dập dềnh (sideways). Sóng A và Sóng B đều theo các mô hình điều chỉnh. Ngược lại Sóng C theo mô hình sóng chủ. Thông thường thì Sóng C sẽ không vượt qua điểm cuối của Sóng A song đôi khi cũng vượt qua.


3. Quy tắc:
– Mô hình Flat bao gồm 3 sóng.

– Sóng A và Sóng B theo cấu trúc sóng điều chỉnh, Sóng C theo cấu trúc sóng chủ.

– Sóng B hồi hơn 61.8% so với Sóng A.

– Sóng B thường cho thấy mức hồi hoàn toàn đến điểm cuối của sóng chủ trước đó.

– Sóng C không nên vượt qua điểm cuối của Sóng A.

– Thường thì Sóng C ít nhất dài bằng Sóng A.

4. Vị trí xuất hiện mô hình Flat:


Mô hình Flat thường xuất hiện ở sóng B và cũng khá phổ biến ở sóng 4 và sóng 2.

5. Cấu trúc sóng bên trong:


Mô hình Flat gồm có 3 sóng với cấu trúc sóng bên trong theo kiểu 3-3-5. Cả 2 sóng A và B thường theo kiểu sóng ZigZag.