Kinh tế thế giới

“Đầu tư vào tri thức sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất” – Benjamin Franklin Ward.

Tài chính

“Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền” – George Soros

Chứng khoán

Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn (Warren Buffett)

Quỹ Đầu tư

"Đôi khi, ngay cả những nhà đầu tư thông minh cũng cần có ý chí mạnh mẽ để tránh đi theo đám đông." – Benjamin Graham

Kế toán - Kiểm toán

“Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì" – Peter Lynch

6/9/18

10 công cụ tạo Infographic miễn phí tốt nhất


Khi mà lượng thông tin cần truyền tải ngày càng gia tăng, việc sử dụng hình ảnh đồ họa sẽ làm nội dung trở nên dễ dàng nắm bắt và hấp dẫn người đọc hơn.Vấn đề ở đây là, để tạo ra những infographic đẹp cần có kĩ năng chuyên sâu và thời gian không cho phép. Bài viết sau giới thiệu 10 công cụ tạo infographic theo mẫu có sẵn và hoàn toàn miễn phí, giúp bạn nâng cao năng suất làm việc của mình.

Có một thực tế là bộ não của chúng ta xử lý hình ảnh nhanh hơn lời nói và chữ viết. Khi mà lượng thông tin ngày càng gia tăng, việc biến đổi thông tin phức tạp thành những hình ảnh đồ họa sẽ làm nội dung trở nên dễ dàng nắm bắt và hấp dẫn người đọc hơn.

Vấn đề duy nhất là, để tạo ra những infographic đẹp thường cần có kĩ năng chuyên sâu và thời gian nhiều hơn cho phép. Để đẩy nhanh quá trình này, bạn có thể sử dụng các công cụ tạo infographic theo mẫu có sẵn và hoàn toàn miễn phí ở dưới đây.

1. Canva Infographic Maker


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-1
Canva là một công cụ trực tuyến mạnh mẽ và dễ sử dụng. Với một lượng lớn  hình ảnh, biểu tượng, phông chữ và các thiết kế mẫu, chỉ với vài bước kéo thả, bạn có thể đã có một infographic phù hợp cho tất cả các yêu cầu từ quảng cáo, bài thuyết trình, tài liệu truyền thông, vvv
Khi thư viện miễn phí không đủ, bạn có thể sử dụng thêm hàng trăm mẫu thiết kế, phông chữ và nhiều yếu tố đặc biệt khác với giá $1. Bạn có thể sử dụng nó trong trình duyệt hoặc tải về ứng dụng Canva cho Ipad để thiết kế khi đi xa.

2. Vizualize

10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-2

Dịch vụ đám mây này tập trung vào việc thiết kế các mẫu hồ sơ xin việc. Tại đây, bạn có thể tạo ra sơ yếu lý lịch của bạn trong một cú nhấp chuột và xem trước được hồ sơ của mình sẽ ra sao. Cho phép mọi người thể hiện thành tích chuyên môn của họ với những mẫu thiết kế đơn giản tập trung vào tính cá nhân, đây thực sự là nới để bạn bắt đầu cho sự nghiệp của cá nhân mình.

3. Google Developers


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-3
Google Chart Tools là một bộ công cụ mạnh mẽ, dễ sử dụng và miễn phí. Bạn có thể chọn từ một loạt các biểu đồ mẫu và thiết lập các tùy chọn để phù hợp với giao diện trang web. Bằng việc hiển thị dữ liệu theo thời gian thực, Google Developers là công cụ hoàn hảo để thể hiện những dòng thông tin thay đổi liên tục như kết quả của một cuộc bầu chọn trên trang web của bạn.

4. Easel.ly


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-4
Công cụ tạo infographic trực tuyến này cung cấp cho hơn 12 mẫu miễn phí để bạn bắt đầu tùy biến. Bạn có thể truy cập vào thư viện mũi tên, hình khối, đường kết nối, và sau đó bạn có thể tùy chỉnh các văn bản với nhiều phông chữ, màu sắc, kiểu dáng và kích thước khác. Công cụ này cũng cho phép bạn tải lên hình ảnh và tùy chỉnh để tạo nên một tạo infographic đậm tính cá nhân cho mình.

5. Piktochart


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-5
Piktochart là một công cụ đồ họa thông tin và trình bày cho phép bạn chuyển dữ liệu nhàm chán vào infographic hấp dẫn chỉ với một vài cú nhấp chuột. Bạn có thể tự chọn màu chủ đề và phông chữ, chèn các hình ảnh có sẵn và tải lên các hình  khối và ảnh nền cho riêng mình. Các lưới mẫu cũng có thể dễ dàng sắp xếp lại và thay đổi kích thước cho phù hợp với hình ảnh tương ứng. Với tài khoản miễn phí, bạn được cung cấp ba mẫu cơ bản. Bạn có thể đăng ký tài khoản Pro để truy cập nhiều mẫu và tùy chọn hơn với giá 29$/tháng hoặc 169$/ năm

6. Infogr.am


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-6
Infogr.am là một công cụ miễn phí tuyệt vời, cung cấp một loạt các đồ thị, biểu đồ và bản đồ. Trang cũng cho phép bạn tải lên hình ảnh và video để tạo những infographic theo ý mình.
Việc sửa đổi các dữ liệu của infographic diễn ra trong giao diện kiểu Excel và công cụ sẽ tự động thay đổi infographic cho phù hợp . Khi bạn hài lòng với sản phẩm, bạn có thể xuất bản nó trên trang công cộng của Infogram cho tất cả mọi người thưởng thức, nhúng nó vào trang web hoặc chia sẻ trên các mạng xã hội.

7. InFoto Free


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-7
Nếu bạn có rất nhiều hình ảnh trong điện thoại Android, bạn nên thử dùng nó để kiểm tra. InFoto lấy dữ liệu EXIF trong hình ảnh và tạo ra infographic về thói quen chụp ảnh. Nó có một giao diện tuyệt vời, và phiên bản trả phí không có quảng cáo chỉ có giá 99 cent.

8. Venngage


10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-8
Venngage là một công cụ tuyệt vời cho việc tạo ra và xuất bản infographic bởi vì nó rất đơn giản và dễ sử dụng. Bạn có thể chọn từ các mẫu, chủ đề, hàng trăm biểu đồ và biểu tượng cũng như tải lên hình ảnh và hình nền của riêng bạn, hoặc tùy chỉnh một chủ đề cho phù hợp với thương hiệu của bạn. Bạn cũng có thể làm những đoạn hoạt hình ngắn ở đây.

9. Dipity

10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-9
Dipity là một cách tuyệt vời để tạo, chia sẻ, nhúng và cộng tác với nhau trên một dòng thời gian hấp dẫn và trực quan được tích hợp video, âm thanh, hình ảnh, văn bản, liên kết, mạng xã hội, vị trí và mốc thời gian. Bạn có thể tham gia miễn phí nhưng tài khoản trả phí cung cấp cho bạn khả năng xây dựng thương hiệu tùy chỉnh, hình nền, phân tích, và các ứng dụng cho iPhone.

10. Get About

10-cong-cu-tao-infographic-mien-phi-tot-nhat-10
Ứng dụng Windows miễn phí này cho phép bạn giám sát hoạt động trên các mạng xã hội của bạn và tạo ra infographic giúp bạn hình dung cách bạn kết nối và chia sẻ với trong mạng lưới bạn bè của mình.
Nguồn Design.vn

5 Website tạo Infographic miễn phí


Có rất nhiều website tạo Infographic miễn phí. Trong cuộc sống hàng ngày. Chắc hẳn đã có đôi lần bạn gặp phải những vấn đề không thể diễn tả hết bằng lời. Mà chỉ có thể dùng những hình ảnh, cử chỉ để minh họa. Đó là 1 trong những cách hiệu quả nhất để giải thích các khái niệm, mối quan hệ phức tạp.

Hiện nay, các trang web/ blog cũng áp dụng phương pháp này rất nhiều dưới dạng Infographic. Infographic là thiết kế đồ họa thông tin. Là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan.

Sức mạnh của Infographic 
  • Đơn giản hóa những dữ liệu phức tạp 
  • Nhiều thông tin trong thời gian ngắn 
  • Khách hàng nhớ lâu hơn 
  • Thu hút người xem 
  • Dễ chia sẻ trên các phương tiện trực tuyến 
Website tạo Infographic miễn phí?
  • Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng. Bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật.Bằng cách truyền đạt thông tin dạng đồ họa. Các nhà khoa học, nhà toán học, những người làm công tác thống kê… Có thể truyền đạt các ý tưởng, khái niệm 1 cách rõ ràng, hiệu quả và đầy đủ. 
  • Công nghệ phát triển, bạn có thể tạo Infographic qua website 1 cách nhanh chóng. Cùng tìm hiểu 1 số website hỗ trợ tại Infographic nhé! 
1.Piktochart:

Piktochart được sử dụng như 1 công cụ thiết kế infographics trực tuyến. Ngoài infographic, bạn cũng có thể tạo bản báo cáo, poster và bài thuyết trình nữa.
Piktochart cung cấp rất nhiều mẫu theme(chủ đề trang trí) có sẵn. Để bạn có thể dễ dàng bắt tay vào thiết kế. Tuy nhiên, themes sẽ bị giới hạn so với tài khoản tính phí. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo chúng để sáng tạo thiết kế của riêng mình.
Kho biểu tượng Graphics của Piktochart với hơn 4.000 icons, hình ảnh và khung ảnh đáng yêu có sẵn. Với các chủ đề đa dạng sẽ giúp bạn thoả sức sáng tạo.
Một số tính năng:
Bạn cũng có thể upload hình của bản thân từ máy tính. Có thể chèn videos, tạo bản đồ, các dạng Biểu đồ/Đồ thị thống kê đẹp mắt không cần đến Excel.
Piktochart cũng cung cấp bảng font chữ rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước và màu sắc cùng với các khung chữ có sẵn (text frame) tuyệt đẹp.
Khi hoàn thành, bạn có thể tải về máy tính cá nhân dưới định dạng file JPEG hoặc PNG. Chia sẻ qua email, mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google+, Pinterest).
2.Visme:

Visme– trong những website nổi tiếng giúp dân “nghiệp dư” tạo Infographic một cách đơn giản và dễ dàng. Visme có rất nhiều lựa chọn cho bạn thiết kế, từ Infographics cho đến Presentation- Thuyết trình hay Banner…
Điểm đặc biệt nhất của Visme- Tạo Infographics chuyển động:
Một trong những điểm đặc biệt giúp Visme không giống những website tạo Infographic khác. Đó là cho phép bạn tạo chuyển động đơn giản cho hình ảnh hay thông tin được cung cấp. Hay tạm gọi là Animated Infographic.
Bạn cũng có thể đăng infographics đó lên website hay blog cá nhân. Đơn giản bạn chỉ cần copy paste dòng HTML code được tạo sẵn.
3.Easelly:

Easel.ly là một chương trình tuyệt vời, nhưng lại không có phần hướng dẫn sử dụng, và thiếu một số tính năng.
Easel.ly tập trung chủ yếu vào thiết kế infographic. Trong khi các chương trình khác cung cấp rất nhiều lựa chọn infographic dành cho nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, nếu bạn chỉ cần thiết kế một infographic, chương trình này sẽ rất tốt.
Ưu điểm:
Miễn phí.
Bố trí thiết kế cơ bản, dễ hiểu.
Tính năng biểu đồ mới cho phép chỉnh sửa một số biểu đồ trong thiết kế của bạn.
Tải dễ dàng các phiên bản JPG và PDF.
Nhược điểm:
Không có nhiều lựa chọn chủ đề.
Thư viện hình ảnh khá ít ỏi.
4. Infogr.am:

Infogr.am có các biểu đồ tốt nhất. Để minh họa dữ liệu, có hơn 30 loại biểu đồ khác nhau để lựa chọn. Từ biểu độ dạng bong bóng đến biểu đồ hình cây.
Chỉnh sửa dữ liệu rất dễ dàng thực hiện trong phần bảng tính tích hợp sẵn của Infogr.am. Hoặc bạn có thể nhập các file XLS, XLXS và CSV. Khi infographic của bạn đã được chỉnh sửa và thiết kế đẹp. Bạn có thể lưu vào máy tính dưới dạng file PNG hoặc PDF.
Ưu điểm:
Khả năng tạo và chỉnh sửa biểu đồ rất tốt bằng cách thay đổi dữ liệu
Tích hợp sẵn bảng tính, có thể nhập các file XLS, XLXS và CSV
Biểu đồ có sẵn rất đa dạng.
Nhúng video từ Youtube và Vimeo vào thiết kế của bạn.
Nhược điểm:
Chỉ tạo được infographic và biểu đồ.
Thư viện mẫu infographic khá nhỏ.
Không có thư viện hình ảnh, bạn phải tự tải hình ảnh lên.
Mất phí.
5. Canva:

Canva vừa tổ chức kỷ niệm 1 năm vào tháng trước. Canva có rất nhiều tùy chọn, dù bạn đang thực hiện infographic cho một dự án trong công việc. Hay cho cá nhân, hoặc truyền thông xã hội, bạn đều có thể chọn được mẫu infographic của riêng mình. Với các kích thước mẫu đã có sẵn. Bạn có thể tập trung chú ý vào việc tạo ra các thiết kế đẹp trong chỉ vài giây.
Ưu điểm:
Có đoạn giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu trước khi bắt đầu làm infographic.
Đầy đủ bản mẫu cho các dạng infographic kiểu truyền thông xã hội, blog, bài thuyết trình, áp phích, danh thiếp, giấy mời….
Dễ dàng và trực quan.
Thư viện hình ảnh phong phú lựa chọn.
Nhược điểm:
Không thể chỉnh sửa các biểu đồ. Bạn cần phải nhập dữ liệu đúng như hình ảnh.
Phải trả tiền cho các tài khoản hình ảnh khác nhau, thay vì trả phí theo dạng thuê bao hàng tháng.

Trên đây là 5 website tạo Infographic miễn phí tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Cách tạo ảnh đại diện và ảnh bìa facebook siêu độc

Bằng mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể tạo ảnh đại diện (avatar) và ảnh bìa (cover) Facebook trùng khớp với nhau và đẹp nữa.


Nếu bạn không phải là người rành về photosop nhưng vẫn muốn thể hiện sự sáng tạo của mình bằng bức ảnh đại diện và ảnh bìa trùng khớp với nhau nhưng phải đẹp nữa, mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thỏa sức sáng tạo theo một phong cách riêng mà bạn yêu thích.



- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang Timeline Cover Banner tại địa chỉ http://www.timelinecoverbanner.com/Facebook-cover-photo-maker/

- Bước 2: Kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy có hai lựa chọn, bao gồm: Upload Photo (tải ảnh lên và tự chỉnh sửa kích thước) hoặc Upload Background (tải ảnh và mọi thứ sẽ do chương trình tự căn chỉnh theo kích thước ảnh bìa facebook).



Tạo ảnh đại diện và ảnh bìa facebook siêu độc. Ảnh: Trung Nguyên

Lưu ý: Nên chọn ảnh to và có độ phân giải cao để tránh bị méo hay mờ hình

Bên cạnh đó, ở bên tay trái màn hình của bạn là những công cụ bổ sung, cho phép người dùng vẽ hình, tẩy xóa, thêm chữ...

- Bước 3: Đối với lựa chọn Upload Photo, bạn có thể căn chỉnh cách cạnh, xoay hình cho phù hợp, sau đó nhấn Next Step để chuyển sang bước tiếp theo

- Bước 4: Nếu đã ưng ý, bạn chỉ cần nhấp vào tùy chọn Download Profile Pic và Download Cover để tải về ảnh đại diện, ảnh bìa Facebook mới. Ngược lại, khi cần chỉnh sửa, bạn hãy nhấn Back to editor.



Tạo ảnh đại diện và ảnh bìa facebook siêu độc. Ảnh: Trung Nguyên

- Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang facebook cá nhân, sau đó tải lên 2 hình ảnh mới này rồi nhấn Lưu.

24/8/18

Month-Year-Volume Low & High for Amibroker (AFL)

This formula is for reading price trend and volume :
- Red lines indicate break highs, Blue lines indicate break lows
- 1st row : indicates break 3M (3months), 6M & 9M respectively
- 2nd row : indicates break 1Y (1year), 2Y & 3Y respectively
- 3rd row : indicates volume spike of 2x, 3x, 4x & 5x respectively, above 6month of average volume.

Keltner Band Trading System for Amibroker (AFL)

Keltner Band is a promising indicator to determine trend breakouts accurately. And experienced traders might very well know that catching accurate trend breakouts is as good a finding a fortune. Keltner band calculates the price range based on ATR (average true range), which is different from standard deviation calculation that Bollinger band uses.

External Relative Strength (RS) for Amibroker (AFL)


ERS measures the stock’s price performance relative to all other listed equities. Basically, it measures how well or poorly a stock is performing relative to its’ peers.

You can read more about the ERS here

This indicator should be run as an exploration to compare to other securities.

_SECTION_BEGIN("IBD RS RANKING");
//IBD RS RANKING
RSW = 0.4*ROC(C,65)+ 0.3*ROC(C,130) +0.3*ROC(C,260);
Plot(RSW,"RANKING IBD" ,colorBrightGreen,styleLine) ;
Plot(EMA(RSW,10),"" ,colorRed,styleLine|styleDashed|styleNoLabel);

BuyIBD=RSW>EMA(RSW,10);
SellIBD= RSW

RWI with Bull vs Bear Warning for Amibroker (AFL)

The random walk index (RWI) is a technical indicator that attempts to determine if a stock’s price movement is random or nature or a result of a statistically significant trend. The random walk index attempts to determine when the market is in a strong uptrend or downtrend by measuring price ranges over N and how it differs from what would be expected by a random walk (randomly going up or down).

Trend Check for Amibroker (AFL)

Trend catcher is a useful indicator for taking the trading decisions,, one can build many strategies using this as a base indicator. Combine this as a reference tool for Candlestick Patterns(not every pattern is successful,, check the trend first) or use it with Support & Resistances,, Gaps,, Fibonacci Retracements,, e.t.c,

10/5/18

Báo cáo tài chính và những thủ thuận gian lận trên BCTC

Phần 1:  Tổng quan về BCTC

Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng nhất, và được pháp luật quy định bắt buộc các công ty công bố rộng rãi cho các nhà đầu tư tham khảo. Thường sẽ có các loại báo cáo quý, 6 tháng và báo cáo tài chính năm, trong đó còn có báo cáo riêng lẽ và báo cáo hợp nhất. 

23/4/18

3 thứ khiến người thông minh đi đến phá sản

Trích từ bài phỏng vấn của CNBC với nhà đầu tư Warren Buffett
 Warren Buffet tin rằng nhà đầu tư nên tránh sử dụng tiền vay mượn để mua chứng khoán:
“Theo tôi thật là điên rồ khi mà dùng tiền vay mượn để mua chứng khoán. Thật là điên rồ cho những rủi ro bạn phải chịu và dùng cho những thứ mà bạn không thực sự cần. Bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc hơn nếu tài sản ròng của bạn tăng gấp đôi.

WB nói về cộng sự của mình, Phó chủ tịch Berkshire Hathaway  - Charlie Munger:
Cộng sự của tôi ngài Charlie nói có ba cách để một người thông minh có thể đi đến phá sản là: Rượu, Gái và Đòn Bẩy (liquor, ladies and leverage). Hai thứ đầu tiên ông ấy thêm vào cho cùng vần, chủ yếu ông ấy muốn nhấn mạnh tới “Đòn bẩy”.

Nhà tiên tri xứ Omaha giải thích những rủi ro của việc dùng nợ và đòn bẩy như sau:
“Ngay cả bản thân Berkshire cũng cung cấp những ví dụ về sự biến động giá trong ngắn hạn, điều mà có thể làm lu mờ đi bức tranh tăng trưởng trong giá trị dài hạn. Trong vòng 53 năm hoạt động, công ty đã xây dựng giá trị bằng việc tái đầu tư các khoản thu nhập và tận dụng điều kỳ diệu từ lãi suất kép. Hàng năm, công ty đều tăng trưởng tiến lên phía trước. Nhưng cổ phiếu Berkshire Hathaway vẫn chịu bốn lần suy giảm mạnh”.

Dưới đây là dữ liệu tiết lộ về các đợt suy giảm của cổ phiếu Berkshire Hathaway, nó đã từng có những đợt giảm khoảng từ 37-59% trong suốt 5 thập kỷ hoạt động.

Chu kỳ thời gian
Phần trăm suy giảm
1973-1975
-59%
1987
-37%
1998-2000
-49%
2008-2009
-51%
(Bảng: Các đợt suy giảm lớn của cổ phiếu Berkshire Hathaway)

Bảng này đưa ra một lập luận mạnh mẽ nhất chống lại việc sử dụng tiền vay để mua cổ phiếu của chúng tôi. Thật không đơn giản để nói cổ phiếu sẽ giảm bao nhiêu trong chu kỳ ngắn hạn.
Nếu như khoản vay của bạn là nhỏ và vị thế của bạn không bị đe dọa ngay khi thị trường lao dốc ngắn hạn, tâm trí của bạn sẽ không trở nên hồi hộp bằng những tiêu đề đáng sợ và những bình luận khó chịu. Và một tâm lý bất ổn sẽ khó đưa ra một quyết định tốt.

Người dịch: Lão Trịnh

7/3/18

Nhà quản lý quỹ đại tài khiêm tốn - Chris Davis

Theo thống kê, trong 35 năm kể từ 1970-2005, chỉ có đúng 3/355 quỹ (trong đó có quỹ Davis New York Venture) vượt được chỉ số S&P đủ để xếp vào bậc xuất chúng trên thị trường chứng khoán. Như vậy, làm cách nào quỹ Davis New York Venture Fund có thể đánh bại thị trường trong 35 năm liên tục?

4/3/18

PTKT: Nhóm chỉ báo Momentum

Momentum Indicators là công cụ có nhiều ứng dụng quan trọng trong dự báo xu hướng, thiết lập phương pháp đầu tư, quản trị rủi ro… Việc hiểu và thành thạo nhóm chỉ báo này sẽ giúp các trader có bước tiến lớn đến sự thành công trong sự nghiệp đầu tư.

PHẦN 1


Nhóm chỉ báo Momentum

Nhóm chỉ báo Momentum (Momentum Indicators) là công cụ được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật (PTKT). Momentum Indicators được dùng để phân tích sự thay đổi trong giá từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng tiếp theo của thị trường.

Nhóm chỉ báo này đại diện cho mức độ/tốc độ thay đổi trong xu hướng nếu Momentum Indicators càng biến động thì mức độ thay đổi giá càng nhanh và ngược lại.

Momentum Indicators được xếp vào nhóm Leading Indicator tức nhóm chỉ báo có tính chất dự đoán xu hướng. Theo đó, Momentum Indicators có xu hướng đảo chiều trước khi thị trường bắt đầu có sự thay đổi. Một số chỉ báo thông dụng của Momentum Indicators gồm: Momentum, Relative Strength Index (RSI), Stochastic Oscillator…

Tín hiệu phân kỳ

Tín hiệu quan trọng của nhóm chỉ báo Momentum là tín hiệu phân kỳ, tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá đi lên/xuống hình thành đỉnh/đáy mới không được xác nhận từ chỉ báo. Có hai loại phân kỳ gồm:

- Phân kỳ giá lên: Hiện tượng giá đi lên tạo đỉnh mới cao hơn, nhưng chỉ báo lại có xu hướng điều chỉnh tạo đỉnh mới thấp hơn.

- Phân kỳ giá xuống: là hiện tượng giá điều chỉnh tạo đáy sau thấp hơn, nhưng chỉ báo tạo đáy sau cao hơn.

Tín hiệu phân kỳ từ nhóm chỉ báo Momentum mang ý nghĩa cảnh báo (Warning Signal) về sự thay đổi trong xu hướng tức nếu thị trường đang trong xu hướng tăng thì có thể đảo chiều thành xu hướng điều chỉnh.



Hình trên thể hiện sự phân kỳ giá xuống trên đồ thị ngày của HNX-Index trong giai đoạn 01/2016-12/2016.

Một số nhầm lẫn về tín hiệu phân kỳ

Warning Signal (tín hiệu cảnh báo). Một số nhà đầu tư khi mới nghiên cứu về PTKT thường có sự nhầm lẫn về các loại tín hiệu trong PTKT. Có hai nhóm tín hiệu lớn trong PTKT là Signal (tín hiệu) và Warning Signal (tín hiệu cảnh báo), tín hiệu phân kỳ của nhóm chỉ báo Momentum chỉ mang tính chất cảnh báo (Warning Signal) không phải là tín hiệu mua/bán (Signal).

Warning Signal không cho tín hiệu mua/bán ngay lập tức mà chỉ đưa ra chỉ dẫn về khả năng đảo chiều, và đề nghị nhà đầu tư theo dõi xu hướng trong thời gian tới.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VN-Index trong giai đoạn 12/2016-07/2017. Tín hiệu phân kỳ giữa chỉ số và chỉ báo RSI xuất hiện nhưng xu hướng tăng vẫn tiếp tục trong hơn 2 tuần trước khi có sự điều chỉnh ngắn hạn.

Phân kỳ nhiều lần. Giá và chỉ báo xuất hiện sự phân kỳ nhưng hiện tượng phân kỳ này diễn ra nhiều lần trong một khoảng thời gian dài.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VN-Index trong giai đoạn 04/2012-11/2013. Khi tạo lập đỉnh thứ 1 và 2, chỉ số đã hình thành phân kỳ với chỉ báo RSI. Tuy nhiên, sự biến động của chỉ số trong thời gian tiếp theo hình thành các đỉnh 3 và 4 tạo nên sự phân kỳ liên tục từ đỉnh 1 đến đỉnh 4 (phân kỳ nhiều lần). Do đó, việc bán sau khi tạo phân kỳ tại đỉnh số 2 có thể tạo rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Mức độ điều chỉnh. Phân kỳ chỉ mang tính cảnh báo về sự đảo chiều trong xu hướng và không cho người sử dụng biết mức độ điều chỉnh cũng như thời gian điều chỉnh. Mức độ điều chỉnh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như: Xu hướng hiện tại, tâm lý thị trường...



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của cổ phiếu PVD trong giai đoạn 12/2011-03/2013. Phân kỳ trong hình tại đỉnh 5 và 6 có mức độ điều chỉnh khác nhau. Mức độ điều chỉnh tại đỉnh 5 là giảm 13.3% trong hơn 2 tuần so với sự điều chỉnh mạnh giảm 25.3% trong hơn 1 tháng tại đỉnh số 6.

Do đó, khi xuất hiện phân kỳ nhà đầu tư cần sử dụng kết hợp nhiều công cụ phân tích khác để đánh giá được mức độ điều chỉnh của xu hướng và thiết lập chiến lược đầu tư phù hợp. Không nên kỳ vọng vào sự điều chỉnh như nhau khi xuất hiện phân kỳ.

PHẦN 2

Ngoài tín hiệu phân kỳ được giới thiệu trong phần 1, nhóm Momentum Indicators còn cho các tín hiệu khác có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Bài viết tập trung giới thiệu tín hiệu từ vùng Overbought/Oversold của nhóm Momentum Indicators.

Vùng Overbought/Oversold

Nhóm chỉ báo Momentum (Momentum Indicators) dùng để đánh giá mức độ/tốc độ thay đổi trong xu hướng. Với khái niệm Overbought/Oversold thể hiện cho sự tới hạn của giá trị chỉ báo Momentum Indicators, hàm ý giá có khả năng đảo chiều.
Nếu chỉ báo đi vào vùng Overbought cho thấy bên mua đang mua quá mức, và lực mua không thể duy trì được lâu nên có thể hình thành đỉnh và điều chỉnh giảm.
Nếu chỉ báo đi vào vùng Oversold cho thấy bên bán đang bán quá mức, và lực bán không thể duy trì được lâu nên có thể hình thành đáy và tăng trở lại.

Momentum Indicators thường được xếp vào nhóm Leading Indicators, nên việc chỉ báo này đi vào vùng Overbought/Oversold cho thấy khả năng hình thành đỉnh và đáy. Hình dưới thể hiện đồ thị ngày của SSI trong giai đoạn 05/2014-05/2015, với RSI là đại điện cho chỉ báo Momentum Indicators. Xác định vùng Overbought/Oversold với RSI như sau:
- Nếu RSI>70 thì RSI đang ở trong vùng Overbought.
- Nếu RSI<30 ang="" br="" ng="" oversold.="" rsi="" th="" trong="" v="">
Tại các điểm 1, 2, 3, 4 trong hình, giá SSI đều có khả năng đảo chiều khi RSI đi vào vùng Overbought/Oversold.



Kinh nghiệm đầu tư với vùng Overbought/Oversold

Warning Signal (tín hiệu cảnh báo) tại vùng Overbought/Oversold. Giống như tín hiệu phân kỳ từ bài viết Kinh nghiệm đầu tư - Nhóm chỉ báo Momentum (Phần 1), việc Momentum Indicators đi vào vùng Overbought/Oversold cho tín hiệu cảnh báo (Warning Signal) về khả năng đảo chiều trong xu hướng. Đây không phải là tín hiệu mua/bán (Signal).

Nhiều nhà đầu tư thường lầm tưởng về hai tín hiệu này, nên có hành động mua/bán khi Momentum Indicators đi vào vùng Oversold/Overbought, điều này dẫn đến khả năng thua lỗ. Do đó, nhà đầu tư không nên mua/bán khi Momentum Indicators đi vào vùng này, mà nên có những phân tích kỹ lưỡng từ các nhóm chỉ báo khác, như đường trung bình động (Moving Averages), trước khi đưa ra quyết định.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VN-Index trong giai đoạn 11/2012-05/2014 với chỉ báo RSI. Nếu nhà đầu tư bán khi RSI đi vào vùng Overbought (điểm 1 và 2) thì có thể bị lỗ hoặc mất lợi nhuận, do xu hướng tăng còn tiếp tục.

Bị nhiễu khi thị trường có xu hướng mạnh. Momentum Indicators thường hoạt động không hiệu quả khi thị trường đang trong xu hướng, đặc biệt với giai đoạn xu hướng mạnh. Lúc đó, các tín hiệu mua/bán trong vùng Overbought/Oversold thường không chính xác. Đôi khi gặp trường hợp chỉ báo nằm trong vùng Overbought/Oversold trong một thời gian dài nếu xu hướng mạnh.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VIC trong giai đoạn 12/2016-12/2017 với hai chỉ báo RSI và ADX. Sử dụng ADX để đo lường sức mạnh của xu hướng.
Nếu ADX>25 và trong xu hướng đi lên thì xu hướng tăng đang mạnh lên.
Nếu ADX<25 ang="" br="" gi="" h="" i.="" m="" ng="" th="" trong="" u="" v="" xu="" y="">
Từ cuối tháng 08/2017 (điểm 1 trên đồ thị) đến cuối tháng 11/2017, ADX trong xu hướng tăng và vượt trên 25 hàm ý về sự mạnh lên trong xu hướng tăng. Lúc này, RSI ở trong vùng Overbought và có xu hướng dao động tại vùng này trong thời gian dài. Các lệnh bán trong giai đoạn này đều tạo thua lỗ. Vì vậy, khi thị trường trong xu hướng, nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng những tín hiệu trong vùng Overbought/Oversold từ Momentum Indicators để giao dịch.

Mua/bán khi Momentum Indicators vượt lên/cắt xuống vùng Oversold/Overbought với lệnh cắt lỗ. Như đã nói ở trên, việc mua/bán khi chỉ báo đi vào vùng Oversold/Overbought hàm chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, Momentum Indicators lại thuộc nhóm Leading Indicators nên chỉ báo đi vào vùng Overbought/Oversold sẽ tạo ra nhiều thông tin giá trị trong giao dịch. Vì vậy, để cải thiện tín hiệu với vùng này, nhà đầu tư có thể mua/bán như sau:
- Mua khi chỉ báo đi lên từ vùng Oversold và vượt trên vùng Oversold.
- Bán khi chỉ báo đi xuống từ vùng Overbought và nằm dưới vùng Overbought.
- Nhà đầu tư nên đặt lệnh cắt lỗ để phòng ngừa rủi ro.

Hình dưới thể hiện các tín hiệu mua/bán từ chỉ báo RSI trên đồ thị ngày của PVD trong giai đoạn 11/2014-12/2016. Tín hiệu mua/bán khi Momentum Indicators (ở đây là chỉ báo RSI) vượt lên/cắt xuống vùng Oversold/Overbought cho kết quả tốt hơn so với việc mua/bán khi chỉ báo bắt đầu đi vào vùng Oversold/Overbought. Các tín hiệu mua bán tại điểm 2, 5, 6 đều mang lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những tín hiệu nhiễu tại các điểm 1, 3, 4, do đó, việc đặt lệnh cắt lỗ là cần thiết để hạn chế rủi ro. Phần lỗ từ các lệnh 1, 3, 4 sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận lớn từ các lệnh 2, 5, 6.



Việc Momentum Indicators đi vào vùng Overbought/Oversold hàm chứa nhiều thông tin có giá trị nhưng đồng thời cũng có rủi ro khi giao dịch với những tín hiệu trong vùng này. Do đó, khi sử dụng tín hiệu từ vùng Overbought/Oversold nhà đầu tư nên có hiểu biết và sự cẩn trọng nhất định.

PHẦN 3

Nhóm chỉ báo Momentum (Momentum Indicators) có nhiều phương pháp phân tích và ứng dụng, hai phương pháp quan trọng nhất là phân kỳ và vùng Overbought/Oversold đã được giới thiệu trong các phần trước. Phần 3 của chuỗi bài viết Kinh nghiệm đầu tư - Nhóm chỉ báo Momentum sẽ tập trung vào những kỹ thuật khác. Đây là các kỹ thuật ít được biết đến nhưng lại khá hiệu quả trong việc đầu tư.

Tín hiệu giao cắt với giá trị trung bình

Khi xét đến tín hiệu giao cắt của Momentum Indicators, nhà đầu tư thường nghĩ đến hiện tượng phá vỡ các mốc 30/70 (hàm ý sự đi vào hay đi ra khỏi vùng Overbought/Oversold). Tuy nhiên, tín hiệu phá vỡ mốc giá trị trung bình (Middle Value, giá trị này thay đổi khác nhau với từng chỉ báo) cũng mang ý nghĩa quan trọng. Việc cắt lên hay xuống giá trị trung bình cho thấy sự thay đổi trong xu hướng. Một số nhà đầu tư cho rằng tín hiệu này thuộc nhóm chỉ báo xu hướng tiềm năng và có thể sử dụng tạo nên tín hiệu mua bán như sau:


- Tín hiệu mua xuất hiện khi chỉ báo cắt lên giá trị trung bình.
- Tín hiệu bán xuất hiện khi chỉ báo cắt xuống giá trị trung bình.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VCB trong giai đoạn 12/2016-10/2017 với chỉ báo RSI. Giá trị trung bình của chỉ báo RSI là đường 50. Việc RSI cắt lên giá trị trung bình tại các điểm 0, 1, 2, 3 cho tín hiệu mua. Sau các tín hiệu này giá có xu hướng đi lên trong thời gian vài ngày đến vài tháng. Tương tự, khi RSI cắt xuống giá trị trung bình tại các điểm A, B, C tạo tín hiệu bán. Các tín hiệu phá vỡ giá trị trung bình thường xuất hiện tại giai đoạn đầu của quá trình hình thành xu hướng và ít bị nhiễu hơn so với các tín hiệu giao cắt từ vùng Overbought/Oversold.

Phân tích mẫu hình trên nhóm chỉ báo Momentum

Kỹ thuật này đề nghị áp dụng những phương pháp phân tích trên đồ thị giá cho Momentum Indicators. Tức sử dụng đường trendline, các mẫu hình hai đỉnh, hai đáy, lá cờ, tam giá… hay thậm chí là các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ trên Momentum Indicators để tìm ra xu hướng của nhóm này, qua đó xác định xu hướng của đồ thị giá.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của VN-Index trong giai đoạn 04/2014-09/2015 với chỉ báo RSI. Sử dụng đường trendline để xác định xu hướng của chỉ báo RSI qua đó dự báo xu hướng VN-Index.

Đường trendline số 4 cho thấy xu hướng tăng của RSI trong giai đoạn từ tháng 05/2014 đến tháng 09/2014. Khi RSI phá vỡ đường trendline số 4 (tại điểm I) thì xu hướng điều chỉnh trên RSI được xác nhận. Đồng thời, tín hiệu này cũng cho thấy khả năng xu hướng tăng của VN-Index có dấu hiệu đảo ngược (xu hướng tăng của VN-Index bị đảo ngược ngay sau đó tại điểm II khi đường trendline số 5 bị phá vỡ). Tín hiệu phá vỡ xu hướng của chỉ báo RSI xuất hiện sớm hơn (tại điểm I) so với tín hiệu đảo chiều trên VN-Index (tại điểm II).

Kết quả tương tự cũng xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015. RSI phá đường trendline 6 xác nhận xu hướng phục hồi (tại điểm III) sớm hơn so với tín hiệu phá vỡ đường trendline số 7 từ VN-Index (điểm số IV).

Điều chỉnh RSI - Adjust RSI

Momentum Indicators thường bị nhiễu khi có xu hướng (xem phần 2), hay hoạt động kém hiệu quả khi giá trong xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Ví dụ, trong giai đoạn tăng mạnh thì Momentum Indicators thường dao động tại phần trên quanh vùng Overbought và khó chạm được vùng Oversold để cho tín hiệu mua hay bán.

Vì vậy, các nhà phân tích kỹ thuật đề nghị khi thị trường có xu hướng mạnh, nên hiệu chỉnh lại RSI (Adjust RSI) cho phù hợp. Việc hiệu chỉnh sẽ tăng cường chất lượng tín hiệu mua hoặc bán đồng thời giảm nhiễu. Ví dụ, trong xu hướng tăng mạnh thay vì sử dụng các mốc 30/70 làm giới hạn cho vùng Oversold/Overbought thì nhà đầu tư có thể sử dụng các mốc khác như 40/90 để xác định vùng Oversold/Overbought.



Hình trên thể hiện đồ thị ngày của MWG trong giai đoạn 09/2016-01/2018 với chỉ báo RSI và Adjust RSI. Trong đó, Adjust RSI được tính toán như RSI nhưng vùng Oversold/Overbought được điều chỉnh lại tại mốc 45/85 thay vì 30/70 như thông thường.

Từ tháng 05/2017 đến tháng 11/2017, MWG hình thành xu hướng tăng mạnh. Chỉ báo RSI liên tục giao cắt với vùng Overbought và tạo tín hiệu nhiễu (vùng màu tím), chỉ báo này không chạm vào vùng Oversold để cho tín hiệu mua. Tuy nhiên, khi điều chỉnh lại vùng Overbought/Oversold với chỉ báo Adjust RSI thì hiện tượng nhiễu đã bị loại bỏ (hình chữ nhật màu xanh lá cây) và 2 lần Adjust RSI chạm vào vùng Oversold (tại thời điểm V và VI) đều cho tín hiệu mua tốt hơn.

Ngoài những phương pháp trên các nhà phân tích kỹ thuật còn có rất nhiều cách phân tích khác với Momentum Indicators như Failure Swings, Reversals... Việc nắm bắt đặc điểm, ưu nhược điểm của nhóm chỉ báo này sẽ giúp nhà đầu tư có thể tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Trần Trương Mạnh Hiếu, Phòng Tư vấn Vietstock

25/2/18

Trái phiếu chuyển đổi và phát hành riêng lẻ không làm điều chỉnh giá?

Trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) và cổ phiếu phát hành riêng lẻ là hai công cụ huy động vốn được khối công ty đại chúng nói chung và DN niêm yết nói riêng quan tâm, nhất là trong bối cảnh TTCK có sự giằng co như hiện nay.

1/2/18

Hạch toán kế toán công ty liên kết

Trong quá trình đầu tư không ít người luôn thắc mắc về việc các công ty hợp nhất báo cáo công ty liên kết như thế nào, vì rõ ràng là dòng tiền từ công ty liên kết rất khó được nhận biết, đặc biệt với những công ty liên kết mà không công bố thông tin tài chính. Sau đây LT xin trích một bài từ finandlife để mọi người tham khảo.

31/1/18

How I use MACD Indicator to count Elliott Wave

LT say hello everyone. Before, I showed for all many things about Elliott Wave and how to count Elliott Wave.

22/1/18

Cách đo chu kỳ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về sóng Elliott cũng đã hướng dẫn mọi người cách xác định chu kỳ rồi, nhưng nay có ông bạn đưa thêm một phía cạnh khác về xác định chu kỳ, đăng lên đây để mọi người tham khảo. Tuy có khác nhau chút về cách xác định chu kỳ, nhưng nhìn chung đều có kết quả sẽ có điều chỉnh mạnh trong 2018 (2018 là năm được xác định giống như 2014, có những có sóng lên dữ dội và cũng có những con sóng xuống tàn khốc)

BITCOIN, TIỀN KỸ THUẬT SỐ VÀ BLOCKCHAIN: ẢO ẢNH HAY PHÉP LẠ?

BITCOIN, TIỀN KỸ THUẬT SỐ VÀ BLOCKCHAIN: ẢO ẢNH HAY PHÉP LẠ?

MATTHIEU MONTALBAN, Đại học Bordeaux
Những thực tiễn liên quan đến Bitcoin và blockchain (chuỗi khối hay công nghệ chuỗi khối) đang bắt đầu lan rộng. Đối với một số người, đó chỉ là một vật dụng mới lạ, hoặc là một trò bịp, đối với một số người khác đó là một cuộc cách mạng thực sự có thể làm biến đổi hệ thống tiền tệ và tài chính, hoặc thậm chí cả hệ thống kinh tế, một cách lâu dài. Trong bài viết này, chúng tôi điểm qua nguồn gốc, những tiềm năng và rủi ro liên quan đến các loại tiền kỹ thuật số và blockchain. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Sau khi giới thiệu nền tảng triết học của các loại tiền kỹ thuật số, chúng tôi sẽ xem xét những nguyên nhân và lợi thế giải thích sự phát triển của Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Sau đó chúng tôi sẽ thảo luận về những hạn chế của chúng và những phê phán có thể có.

1/1/18

Discounted Cash Flow Analysis (DCF Valuation)



13/12/17

Khóa 2: Phân tích sóng Elliott

Sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích và giao dịch được áp dụng rất hiệu quả cho đầu tư tài chính, ngoài chứng khoán thì khi hiểu về Elliott thì NĐT có thể áp dụng ngay cả phân tích giá vàng, dầu, hàng hóa khác, và các loại tiền tệ.
Ưu điểm của Elliott là cho chúng ta thấy được xu hướng, ngắn, trung và dài hạn; từ đó giúp NĐT kiếm được mức lợi nhuận cao hơn các phương pháp khác.
Ngoài ra, Elliott còn giúp xác định đáy, đỉnh khi đồ thị giá vượt mức thời đại mà không có công cụ nào có thể giúp xác định chính xác được.

3/11/17

Khóa 1: Phân tích kỹ thuật

Để giúp mọi người hiểu hơn về PTKT và có thể ứng dụng PTKT vào dự báo chứng khoán, nay tôi mở lớp dạy PTKT khóa 1 và mục tiêu tập trung vào phân tích sóng theo Elliott Wave. Mọi người đọc file bên dưới và đắng ký sớm nhé.