Để đáp ứng như cầu ôn thi một cách quyết liệt của các bạn sinh viên TCDN mình đã xin được đề thi TCDN II K33 để cho các bạn tham khảo. Đề chính thức đó, chúc các bạn ôn thi tốt...
ĐỀ THI: TCDN K33, PHẦN 2-l2
1. Beta của một công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần là 1,5. Nếu công ty thay đổi cấu trúc vốn thành 50% nợ và 50% vốn cổ phần, beta của vốn cổ phần sau khi tái cấu trúc vốn là bao nhiêu? (beta của nợ bằng 1 và giả định không có thuế)
a. 1.5; b. 2; c. 1 d. không câu nào đúng
Lý do: Gợi ý : Dựa vào công thức βa = βe *(E/V) + βd *(D/V) ta có βa=1.5, βd =1, (E/V) =(D/V) = 0.5 suy ra βe =2 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Hai công ty có cùng mức độ rủi ro và cả hai đều có giá cổ phần ở hiện tại là 100$. Công ty A không chi trả cổ tức và dự kiến sẽ có giá 110$ sau một năm. Công ty B chi trả cổ tức và dự kiến có giá 108$ sau một năm. Cổ tức mà các cổ đông kỳ vọng công ty B sẽ chi trả là bao nhiêu? (giả sử cả hai công ty đều không phải trả thuế thu nhập. Các nhà đầu tư không phải trả thuế trên lãi vốn nhưng phải trả thuế 40% trên cổ tức)
a. 2$; b. 5,00$; c. 3.33$; d. không câu nào đúng
Lý do: Gợi ý: Sau một thời gian cân nhắc tác giả đã có một chút điều chỉnh, là đáp án C. Giải thích cho đáp án này như sau: NĐT sẽ muốn đạt được lợi ích như nhau giữa hai lựa chọn là giữ lại thu nhập hay là nhận cổ tức, do đó nếu giữ lại thu nhập họ sẽ nhận được 2$ thì nhận cổ tức họ cũng phải nhận được 2$ sau thuế => cổ tức kì vọng = 2 / (1-0.4) = 3.33$
(mọi người comment cho ĐA này nha)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Công ty TTC hiện tại có cấu trúc vốn gồm cổ phần thường (50 triệu cổ phần) và nợ (500 triệu $ với lãi suất 15%). Công ty đang xem xét một dự án đầu tư mở rộng với các phương án tài trợ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 40%. Hai phương án sau đây đang được xem xét:
Phương án 1: Tài trợ 100% vốn cổ phần. Theo phương án này, công ty sẽ phát hành thêm 10 triệu cổ phần thường, được bán với giá 10$/cổ phần.
Phương án 2: Tài trợ nợ. Theo phương án này, công ty sẽ bán 50 triệu $ trái phiếu với chi phí sử dụng nợ trước thuế 20% và 50 triệu $ vay dài hạn ngân hàng với lãi vay là 15%.
EBIT hòa vốn của hai phương án là:
a. 105 triệu $; b. 180 triệu $; c. 341,12 triệu $; d. không câu nào đúng
Lý do: Gợi ý: Dựa vào công tức ở chương 16, chúng ta tìm ra EBIT hòa vốn theo công thức
((EBIT-R1)(1-T))/N1 = (EBIT-R2)(1-T)/N2 trong đó R1= 75, R2= 75+10+7.5 và N1=60, N2 = 50 Vậy ĐA b----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Hai công ty A và B đều có 2,8 triệu $ doanh thu, biến phí 80% doanh thu và chi phí cố định là 120.000$. Cấu trúc vốn của A có nhiều nợ hơn nên A phải chi trả lãi vay hàng năm là 110.000$. Trong khi B chi phải chi trả lãi vay hàng năm là 55.000$. Nếu thu nhập trước thuế (EBT) của cả hai công ty đều tăng 10%. Thu nhập mỗi cổ phần của hai công ty sẽ tăng tương ứng là:
a. 7,5%; 8,8%; b. 4,0%; 12,5%; c. 13,3%; 11,4%; d. không câu nào đúng
Lý do: Gợi ý: Tính DFL của cty A và DFL của cty B tương ứng lần lượt là 4/3 và 8/7. Vậy ta có DFL = % thay đổi của EPS / % thay đổi của EBIT, do đó EBIT thay đổi 10% hay EBT thay đổi 10% thì EPS của hai công ty thay đổi lần lượt là 13,3% va 11,4%
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Nhân tố nào sau đây là nhân tố quyết định đòn bẩy hoạt động của công ty?
a. Tính chất cạnh tranh của ngành b. Mức độ và chi phí của nợ
c. Sự đánh đổi giữa chi phí hoạt động cố định và chi phí biến đổi d. Beta của công ty
Lý do: Gợi ý: Đòn bẩy kinh doanh là đòn bẩy của việc chúng ta sử định phí, vì vậy nhân tố quyết định chính là việc chúng ta cân nhắc giữa sử dụng định phí và biến phí. Ngoài ra theo phương pháp loại trừ chứng ta sẽ bỏ: ĐA b vì đó là rủi ro hệ thống, ĐA b vì đó liên quan đến đòn bẩy tài chính, ĐA c là rủi ro của cả công ty gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính-----------------------------------------------------------------------------------------------------
6. Công ty đang bán 75.000 đơn vị sản phẩm. Ở mức doanh số này thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) là 4.000.000$ và mức độ đòn bẩy tổng hợp bằng 2. Công ty có 15.000.000$ nợ vay với lãi suất 9,5% một năm. Công ty đang xem xét một phương án sản xuất mới, phương án này dự kiến sẽ làm tăng chi phí hoạt động cố định nhưng giảm chi phí biến đổi và sẽ dẫn đến mức độ đòn bẩy hoạt động là 1,6. Vị giám đốc công ty đang quan tâm đến rủi ro tổng thể và muốn quy trì đòn bẩy tổng hợp bằng 2. EBIT vẫn duy trì ở 4.000.000$. Công ty phải giảm đi bao nhiêu nợ để đáp ứng yêu cầu này?
a. 9.190.000$; b. 8.424.200$; c. 7.630.600$; d. 6.578.950$
Lý do: Gợi ý: DTL=2 và DOL= 1.6 => DFL là 1.25. Với EBIT = 4 tr$ ta có:
DFL= EBIT / (EBIT-R) = 1.25 => R= 0.8 nếu lãi suất vay nợ vẫn là 9.5% thì nợ mới là 8.421 tr$.
Vậy nợ giảm là = 15 tr$ - 8.421 tr$ = 6.578 tr$
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7. Theo lý thuyết của Modigliani và Miller về chính sách cổ tức, một nhà đầu tư nắm giữ cổ phần của công ty có mức chi trả cổ tức cao có thể loại trừ hoàn toàn cổ tức bằng cách:
a. Bán một phần cổ phiếu của công ty với giá trị bằng mức cổ tức nhận được
b. Sử dụng cổ tức nhận được để mua thêm cổ phần bằng của công ty
c. Liên hệ với công ty và yêu cầu công ty giữ lại cổ tức.
Lý do: Gợi ý: Theo MM thì khi công ty chi trả cổ tức giá cổ phiếu giảm bằng đúng mức cổ tức chi trả. Do đó nếu nhận cổ tức mà muốn giá trị của mình trong công ty không đổi thì cổ đông nên đầu tư cổ tức ngược lại công ty bằng cách mua cổ phiếu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8. Một công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì thường:
a.Tỷ lệ thu nhập giữ lại cao b. Tỷ lệ chi trả cổ tức cao
c. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao d. giữ cổ tức ở mức trung bình
Lý do: Gợi ý: Theo chương 32 thì một công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì nên giữ lại lợi nhuận để đầu tư và duy trì rủi ro tài chính ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa với việc ưu tiên dùng lợi nhuận giữ lại và giữ cho rủi ro TC thấp trong khi mà rủi ro KD trong giai đoạn này cao-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9. Giả định rằng sau khi thực hiện phân tích giá cả trong quá khứ, bạn tiến gần đến với những kết quả quan sát sau đây. Những kết quả xảy ra nào là mâu thuẫn với lý thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu?
a. Tỷ suất sinh lợi bình quân cao hơn đáng kể so với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
b. Tương quan giữa tỷ suất sinh lợi tuần này và tỷ suất sinh lợi vào tuần sau là -0,4
c. Tương quan giữa tỷ suất sinh lợi tuần này và tỷ suất sinh lợi vào tuần sau là 0
d. Nhà đầu tư có thể tạo thặng dư vốn bình quân cao hơn bằng cách nắm giữ các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức thấp
Lý do: Gợi ý: Thị trương hiệu quả dạng yếu thì giá cả tuân theo bước ngẫu nhiên, do đó sẽ khó có tương quan giữa TSSL tuần này và TSSL tuần sau được, vì vậy ĐA b (câu này có thể chưa chính xác, nếu bạn nào có đa khác hãy comment vào phần chat nha)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10. Rủi ro kinh doanh của một công ty trong giai đoạn suy thoái thường là:
a. Thấp
b. Cao
c. Trung bình
d. Không xác định được
Lý do: Như chúng ta đã đề cập, rủi ro kinh doanh là việc doanh nghiệp sử dụng định phí như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... vậy trong giai đoạn suy thoái thì những tài sản này gần như là đã khấu hao hết. Do đó tỉ lệ định phí giảm xuống mức thấp kéo theo rủi ro kinh doanh thấp. -----------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét