27/5/11

Đường cong J, động lực của cán cân thương mại và tỉ giá

                                                        (Bài thuyết trình số 3)
I.CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ CƠ BẢN
1.Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng.
1.1.Cán cân thương mại (trade balance)
                        Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

                        Chúng ta thường xem cán cân thương mại và xuất khẩu ròng là một, song trong bài này chúng tôi sử dụng hai thuật ngữ này khác nhau vì vậy chúng tôi đưa ra định nghĩa của hai tên gọi này để tránh nhầm lẫn. Trong bài nghiên cứu của chúng tôi thì cán cân thương mại là tỷ lệ xuất khẩu ròng so với sản lượng, ký hiệu là nx. Với xuất khẩu ròng và sản lượng đều tính theo giá hiện hành, theo báo cáo về thu nhập quốc gia và các số liệu về sản lượng.  Xuất khẩu ròng  thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước.
                        Ta có: TB = X – M
Trong đó: TB là xuất khẩu ròng
X là giá trị xuất khẩu.
M là giá trị nhập khẩu.
1.2. Các yếu tố tác động
                        Ảnh hưởng của lạm phát:
                        Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân:
                        Tỷ giá hối đoái
                        Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của Chính Phủ:

2.Tỷ lệ mậu dịch và các yếu tố tác động.
                        Về mặt thương mại: Theo một cách dễ hiểu tỷ lệ mậu dịch là những gì số lượng nhập khẩu có thể được mua thông qua việc bán một số lượng cố định hàng xuất khẩu.  Một cải tiến trong tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia (tăng tỷ lệ) là tốt cho đất nước. Tỷ lệ mậu dịch không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá vì sự gia tăng trong giá trị của tiền tệ của một quốc gia đồng thời làm giảm giá trong nước cho cả nhập khẩu và xuất khẩu.
3.Lý thuyết đường cong J
                        Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị  xấu đi trong ngắn hạn và chỉ  cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này  giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 –1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai  đã được cải thiện.
                        Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện.Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu(cung không co giãn)
Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước.
Mức độ linh hoạt của tiền lương.
Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước(cầu hàng hóa trong ngắn hạn có độ co giãn thấp hơn dài hạn).
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ LỆ MẬU DỊCH
1.Kết quả nghiên cứu ban đầu của lý thuyết kinh tế.
 “ Chúng tôi thấy rằng cán cân thương mại thường là  ngược chu . Cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch có tương quan phủ định. Chúng tôi gọi đây là hình thức không đối xứng của hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch là đường cong S
2.Những lý luận và nhận định.
2.1. Động lực của cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch.
                        Chúng tôi thấy rằng các quan điểm về cân bằng chung là điều cần thiết, điều đó nghĩa là sự tương quan giữa thương mại và giá cả tương đối phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của sự biến động..Trong nền kinh tế chuẩn mà chúng ta xem xét thì biến động được điều khiển bởi cú sốc năng suất và chi tiêu Chính Phủ. Đây là hai biến độc lập tác động tới tỷ lệ mậu dịch và cán cân thương mại. Chúng ta sẽ xem xét tác động của các yếu tố này tới cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch như thê nào.
                        Trước hết là cú sốc năng suất, khi có sự thuận lợi trong cú sốc năng suất,sản lượng trong nước tăng và do đó làm giảm giá tương đối của nó dẫn tới làm tăng tỷ lệ mậu dịch để từ đó ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Đối với cú sốc năng suất, kèm theo sau một cú sốc năng suất là sự bùng nổ đầu tư, điều này làm cho tổng đầu tư và tiêu dùng tăng nhiều hơn sản lượng tăng do vậy làm cho xuất khẩu ròng bị xấu đi. Điều này có thể giải thích như sau: trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, sản lượng tăng , thu nhập của người dân cũng tăng lên và do đó họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và đầu tư tăng. Tiêu dùng và đầu tư tăng nhiều hơn sản lượng sẽ hấp thụ sản lượng tăng trong nước và tăng nhập khẩu. Điều này sẽ làm cho xuất khẩu ròng xấu đi.
                        Trong nền kinh tế chỉ có cú sốc chi tiêu của chính phủ chúng ta nhận thấy hàm  tương quan chéo giữa cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch là hình lều. Điều này là do không có sự bùng nổ đầu tư theo sau một cú sốc chi tiêu của chính phủ. Chi tiêu chính phủ tăng sẽ làm cho sản lượng tăng nhiều hơn và từ đó làm cho xuất khẩu ròng được cải thiện ( y=c+i+(x-m) y tăng nhiều hơn c, i không đổi, nên xuất khẩu ròng được cải thiện) Tức là chúng không có hình dạng chữ S như chúng ta đã nhận thấy khi nghiên cứu ở 11 nước phát triển và trong mô hình nền kinh tế chuẩn của chúng ta. Như vậy tương quan giữa cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch là tương quan cùng chiều. Tương tự như vậy trong nền kinh tế không có vốn , cán cân thương mại chỉ đơn giản là một sự phản ánh của biến động sản lượng tiêu dùng đồng nhất thì một cú sốc lên năng suất , sản lượng tăng thì tiêu dùng tăng (y=c+(x-m)) song độ lệch chuẩn của tiêu dùng nhỏ hơn so với sản lượng điều này làm cho cán cân thương mại cải thiện. Khi đó đường biểu diễn tương quan giữa cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch là hình lều giống như trong trường hợp nền kinh tế chỉ có cú sốc chi tiêu của chính phủ.

                        Như vậy trong ngắn hạn, nền kinh tế tạo ra một đường cong chữ S khi vốn hình thành là một phần của cơ chế lan truyền và tạo ra biến động được điều khiển bởi các cú sốc năng suất. Muốn xác định được mối tương quan giữa xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch, cần phải biết được động lực tạo ra nó và sự phối hợp giữa các đông lực như thế nào để đem ra dự báo hợp lý.
2.2.Mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ lệ mậu dịch.
                        Chúng tôi thấy rằng dù xét ở trong nền kinh tế chuẩn hay trong mẫu 11 nước mà chúng ta nghiên cứu thì trong ngắn hạn thì tương quan giữa xuất khẩu ròng và tỷ lệ mậu dịch là tương quan phủ định
2.3.Mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và sản lượng
                        Trong nghiên cứu này của chúng tôi thì xuất khẩu ròng là ngược chu kỳ, tức là nó có mối tương quan ngược chiều so với sản lượng. Trong nền kinh tế chuẩn, tương quan giữa xuất khẩu ròng và đầu ra là -0.64. Điều này được giải thích là do trong nền kinh tế với cú sốc sản lượng, sản lượng tăng làm cho tiêu dùng và đầu tư tăng theo. Mặc dù người tiêu dùng muốn dàn trải tiêu dùng nên như ta thấy thì độ lệch chuẩn của tiêu thụ khoảng một nửa sản lượng. Trong khi độ lệch chuẩn của đầu tư lại lớn hơn so với sản lượng rất nhiều. Điều này dẫn tới sự biến động trong tổng đầu tư và tiêu dùng là lớn hơn so với sản lượng,do đó làm xuất khẩu ròng xấu đi trong ngắn hạn.(như chúng tôi đã phân tích ở trên y=c+i+(x-m). Trong dài hạn thì chính chi tiêu và đầu tư hiên nay sẽ làm tăng sản lượng tương lai và do đó xuất khẩu ròng sẽ tăng trong dài hạn.
                        Như vậy đầu tư chính là nhân tố quan trọng tạo ra những biến động nghịch chiều này trong xuất khẩu ròng.

CHÍNH SÁCH NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.             SỨ MỆNH VÀ NHIỆM VỤ KÉP CỦA CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ
                        Cục dự trữ liên bang mỹ (Fed) được thành lập để cung cấp một “đồng tiền co giãn”. Thế nhưng, sau đại thế chiến lần thứ 2, nhiệm vụ và sứ mạng của nó có sự thay đổi. Fed được bổ sung nhiệm  vụ mới đó là thực thi chính sách tiền tệ cùng với kho bạc.
                        Với nhiệm vụ mới, khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra (2007), Fed đã thực hiện  chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở để tạo nên những khoản tiền tệ ngắn hạn cho ngân hàng. Kho bạc cũng tham gia vào quá trình này-cái mà chủ tịch Benanke gọi là “nới lỏng tín dụng”. Con số ước tính lên đến 20 nghìn tỷ đôla, lớn hơn nhiều lần so với GDP.
                        Cuộc đại khủng hoảng đã diễn ra, phải chăng do Fed đã khuyến khích quá nhiều rủi ro? Việc tổ chức này phát triển một triết lý nguy hiểm-tự giám sát và dở bỏ điều tiết sẽ làm tăng hiệu quả thị trường.Nó không để một tổ chức quá lớn để sụp đổ. Từ đó, nó bắt đầu thôi can thiệp, giám sát các tổ chức tài chính thay vào đó là nuôi dưỡng một niềm tin cho các tổ chức tài chính vào gói giải cứu ngoạn mục từ tổ chức này. Thêm vào đó, những năm gần đây, Fed đã tập trung nhiều vào nhiệm vụ chống lạm phát mà quên đi nhiệm vụ giám sát các tổ chức tài chính, phớt lờ sự cảnh báo của các chuyên gia, để mặc cho bong bóng  đầu cơ nối tiếp.
            Sau cuộc đại khủng hoảng, sư mệnh và nhiệm vụ của Fed được trả lại như ban đầu bao gồm:

1.                      Cung cấp một đồng tiền đàn hồi và nhiệm vụ của người cho vay cuối cùng.
2.                      Giám sát các tổ chức tài chính, ngăn chặn bong bóng đầu cơ.
3.                      Ổn định giá cả và tạo việc làm.
2.                      NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG-THỰC HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG:
                        Nới lỏng định lượng (QE) ở một giác độ nào đó có nghĩa là bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhằm kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế tăng trưởng.
                        Tháng 1 năm 2008, sau khi đưa lãi suất gần về 0, Fed tung ra gói QE đầu tiên với giá trị lên đến 1.75 tỷ đôla. Nó dùng số tiền này mua lại các chứng khoán dài hạn của kho bạc và chứng khoán của cơ quan nhà ở. Việc mua được xử lí bởi Cục dự trữ New York, Cục dự trữ New York này đã thuê các các nhà quản lí đầu tư đối ngoại ( BlackRock, Goldman Sachs, PIMCO, Wellington, và JPMorgan được thuê để cung cấp những dịch vụ khác nhau). Sau khi các khoản nới lỏng tín dụng bị thổi bay, QE1  có mục đích bơm tiền vào nền kinh tế thông qua công cụ lãi suất. Việc mua trái phiếu kho bạc dài hạn đồng nghĩa với nỗ lực kéo lãi suất dài hạn về mức 0. Thế nhưng, cho dù là lãi suất đã được đưa về thấp nhất có thể, điều này không hẳn khuyến khích người dân vay nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Trong nỗ lực kéo lợi suất vào tài sản dài hạn xuống thấp, gói kích thích kinh tế QE2 được tung ra để mua trái phiếu kho bạc dài hạn. Như đã nói ở trên, các nổ lực này không kích thích tiêu dùng vì những lý do sau:
1.                      Tăng dự trữ không làm tăng các khoản cho vay của ngân hàng. Họ không cần dự trữ quá nhiều trong khi có thể hoàn toàn vay từ Fed nếu thiếu hụt với lãi suất mục tiêu đang được Fed giữ ở mức thấp
2.                      Các ngân hàng đang có sẵn 1 nghìn tỷ đôla dự trữ, tăng thêm dự trữ có chăng chỉ làm giảm tiêu chuẩn cho vay. Trong khi đó, khu vực tư nhân đang chìm ngập trong nợ, và đang cố gắng giải nợ ở bất cứ lãi suất nào.
3.                      Trái phiếu chính phủ Mỹ bị anh hưởng nhiều bởi thị trường mua lại, được các tổ chức có năng lực tài chính nắm giữ. Do đó, việc mua lại trái phiếu này không làm tăng thu nhập trong khu vực tư nhân và không kích thích được tiêu dùng.
                        Như vậy,tác dụng của QE2 là để thay thế trong danh mục đầu tư tư nhân một trái phiếu dài hạn thay cho các đầu tư ngắn hạn.Nếu QE2 là để thực hiện, nó sẽ thông qua hiệu ứng giá cả, chứ không phải hiệu ứng số lượng. Nghĩa là, nếu FED mong muốn giảm lãi suất kho bạc, nó có thể chỉ chắc chắn đạt được điều này bằng cách công bố lãi suất được mong đợi mới và sẵn sàng mua tất cả trái phiếu kho bạc cung ứng với giá tương đương. Trong khi điều này đòi hỏi Fed mua hơn mức công bố 600 tỷ đôla của gói QE2.
                        Ngay cả những ước tính cao nhất và viễn cảnh lạc quan nhất thì hiệu quả kích thích của QE2 đối với những loại tâm lý tiêu dùng để sẵn sàng đáp lại với lãi suất dài hạn là vô nghĩa. Fed vẫn chưa học cách thi hành một chính sách tiền tệ có hiệu suất cao để đạt được kết quả được mong đợi trong việc hạ thấp lãi suất. Thật vậy, “nới lỏng định lượng” chỉ ra rằng FED không hiểu rõ những gì mà nó cố gắng thực hiện.
                        Tóm lại, chúng ta không chắc chắn rằng QE2 sẽ kích thích nền kinh tế thậm chí có thể nó sẽ làm giảm thu nhập và tiêu dùng.
3. QE2 và các phê bình
                        *Các nhà kinh tế lo ngại  lãi suất thấp lượng tiền tung ra nhiều sẽ tác động tới chi tiêu làm cho lạm phát xảy ra, nhưng trên thực tế tác động của nó chỉ là bổ sung thêm một lượng dự trữ tại ngân hàng và lãi suất thấp không thế  tác động tới chi tiêu ngay lập tức mà chỉ một phần nhỏ .
                        Nhưng nó lại dẫn tới nhận định rằng nó sẽ gây lạm phát trong tương lai nhưng với việc sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết Lãi suất( tăng lãi suất ngắn hạn ) khi bán ra các trái phiếu buộc các ngân hàng phải tăng dự trữ bắt buộc  và lượng tiền tung ra được đem ra đầu tư ở Những dự án danh mục đầu tư riêng của Chính phủ     - > Ngân hàng không còn dự trữ dư thừa, lãi suất đã tăng, mọi lo ngại đều đươc giải quyết => sử dụng lạm phát để làm luận cứ để chống lại QE2 là không có cơ sở, Lạm phát là hoàn toàn có thế kiểm soát, có thế nó chỉ tác động tới phần thu nhập -> tác động lên chi tiêu mà thôi
                        *Lo ngại tác động đồng USD giảm giá : tác động tới luồng vốn và thâm hụt các tại khoản hiện tại của các Nhà đầu tư. Thật khó mà nói tác động chính xác của QE2 lên giá USD như thế nào
+ Tạm thời khi mới tung ra, nó có tác dụng làm giảm giá USD
+ Về lâu dài,các nước tin rằng Mỹ giảm giá đồng tiền của mình nhằm khuyến khích xuất khẩu,nhưng liệu nó có đúng với trường hợn của Mỹ một nước Nhập khẩu nhiều mặt hàng từ khắp nơi trên thế giới, điều này chỉ làm cho nền kinh tế Mỹ tồi tệ hơn mà thôi
                        *Lãi suất Ngân hàng  giảm có thế làm tăng giá các loại cổ phiếu,tiêu dùng  tăng làm  tăng giá các mặt hàng -> dấu hiệu tốt cho nền kinh tế hồi phục
4. Thực hiện và kết quả thu được của các chính sách Tiền tệ, tài khóa…
                        Tác động mong muốn của Chính sách tiền tệ :
 + Dự phòng tỉ lệ thất nghiệp
+ Các hộ gia đình Mỹ tăng chi tiêu
+ Xuất khẩu để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát
                        Nhưng thực tế không được như vậy
+Lãi suất thấp ->mong muốn rằng  các DN vay nhiều hơn sẽ kích thích sản xuất  tăng các khoản chi tiêu của Doanh nghiệp và giảm tỉ lệ thất nghiệp ,tăng thu nhập cho mọi người từ đó tăng Chi tiêu  trong dân chúng ,nhưng liệu các doanh nghiệp với tình vay nợ hiện tại có mạnh dạn vay thêm không, họ chỉ tăng tuyển dụng lên khi doanh số bán hàng tăng lên,lúc đó nền kinh tế mới cải thiện,trong khi danh mục đầu tư của họ chưa chắc đã mang lại mức sinh lợi cao ->> dễ dẫn đến suy thoái .
+Thất nghiệp gia tăng ngay cả khi nền kinh tế phát triển, các nhà sản xuất khi nắm giữ tiền trong tay lại muốn đầu tư vào công nghệ sản xuất, lượng lao động được sử dụng ngày càng ít đi,
 + Các hộ gia đình Mỹ tăng chi tiêu cho đên khi nào họ giải quyết được các khoản nợ (nan giải)
Trong khi đó các khoản phúc lợi xã hội không thế chi trả cho một lượng đông người như thế, trong khi lĩnh vực chi tiêu  công lại ít được quan tâm, cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, các hoạt động chăm lo sức khỏe, y tế giáo dục  cho người dân bị bỏ bê
                        * Chính sách tiền tệ không thể ổn định nền kinh tế Vĩ mô khi mà bản thân nó không quy định chặt chẽ cũng như không giám sát được thị trường cũng như các bong bóng phá sản chu kì của Thị trường  tài chính làm cho mất cân bằng mức vay nợ cao nhưng không đổi lại được thay thế cho việc làm và tăng thu nhập cho người dân-> phải kết hợp,không được xem nhẹ tác đông của chính sách Tài chính
                        Chính sách Tài Chính :  các chính sách thu hẹp về thuế  và cắt giảm chi tiêu của Chính phủ chỉ tác động được trong thời gian ngắn mà thôi Ngân sách bị thâm hụt và  lao động vẫn tiếp tục bị sa thải -> quyết định sai lầm, lại thêm một hậu quả nữa để khắc phục.
                        Kết hợp  cả hai : đạt được và duy trì việc làm đầy đủ, thâm hụt ngân sách sẽ nhanh chóng biến mất khi nền kinh tế khôi phục họ sẽ  tăng các khoản thu từ  thuế
 =>> Khi hết hợp hai chính sách nhằm nó đã ngăn chặn nền kinh tế giảm sâu hơn dẫn đến đà phục hồi lại của nền kinh tế giải quyết được những yêu cầu cơ bản mà các nhà hoạch định Chính sách tiền tệ  đặt ra ban đầu
                        Cần nói thêm trong bài Nhật Bản là một tấm gương thực hiện các gói kích thích kinh tế, sử dụng nới lỏng định lượng nhưng tình hình thực tế hai nước khác nhau nên không thể máy móc áp dụng lại phương  cách mà Nhật đã từng làmtàu Titanic trong quá khứ, thì theo dõi nó (QE2) cẩn thận là điều nên làm.
Ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam
                        Chương trình nới lỏng định lượng là một giải pháp mới được Mỹ và một số nước thực hiện, thông qua sự dịch chuyển của dòng vốn, nó sẽ tác động mạnh tới lạm phát và sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước. Làm thế nào để giải được bài toán này thực sự là vấn đề không đơn giản. Gần đây một số nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, ổn định tỷ giá để đối phó với lạm phát, xu thế này có thể còn kéo dài trong một vài năm tới.
                        Vì thế, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là tập trung kiềm chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá không để tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vượt quá một con số trong năm nay. Chính phủ sẽ có kịch bản riêng để kiềm chế lạm phát, trong đó chính sách tỷ giá và lãi suất sẽ được quan tâm trong kịch bản này.
                        Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ bằng các biện pháp tăng lãi suất cơ bản đồng Việt nam từ 8% lên 9%,can thiệp thị trường ngoại hối giữ cho tỷ giá đồng Việt nam ổn định. Đây là quyết định rất sáng suốt, kịp thời của Chính phủ, phù hợp với xu thế chung của các nước mới phát triển, hy vọng bằng các biện pháp kiên quyết này chúng ta có thể hạn chế được ảnh hưởng từ lạm phát nhập khẩu và có thể thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ sự ổn định của tỷ giá VND
I.                                       TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA FED
                        Bàn về vấn đề tài chính, tiền tệ của một quốc gia không thể nào bỏ qua trách nhiệm ban hành các chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển của ngân hàng trung ương tại mỗi nước. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ sót tác động của các nhân tố bên ngoài như chính sách tiền tệ của quốc gia khác các quốc gia mà ảnh hưởng của nó đến thế giới không hề nhỏ bé. Mỹ một cường quốc quân sự và tài chính từ những năm chiến tranh thế giới thứ 2 nay lại là một cường quốc có tầm quan trọng trên thế giới với đồng USD trở thành đồng tiền lớn được lưu thông và trở thành đồng tiền trung gian trên nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và phát hành tiền của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đối với  nền kinh tế mỹ cũng như nên kinh tế thế giới. Thế nhưng có một sự thật hiển nhiên là: tuyệt đại đa số người Mỹ cũng như rất nhiều người trên thế giới hoàn toàn không thể hiểu được phương thức vận hành của các thể chế cho vay quốc tế. Sổ sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ vốn dĩ chưa hề được kiểm tra. FED mang trong mình một sức mạnh đáng sợ, đó là sức mạnh của tiền tệ. Những quyết định của nó có thể làm thay đổi một nền kinh tế. FED là một tổ chức tư hữu nắm giữ những quyền lực mạnh nhất và bí hiểm nhất thế giới. Và trong tương lai nó sẽ vẫn là một tác nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Sau đây là các vấn đề về FED:
Ø     FED phát hành tiền không cần được Quốc Hội phê chuẩn và thông qua. FED có một kho vàng ở FortNox nhưng số vàng đó lại quá bé so với số tiền mà FED đã phát hành. Nếu lượng công trái bán ra không được người dân mua hết thì chính phủ gom lại và đem thế chấp cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Để có thể phát hành tiền tệ, thông qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoặc chính phủ Mỹ chi tiêu và trả bằng trái khoán, sau đó FED sẽ mua lại trên thị trường tự do.  Rõ ràng ở đây khi Chính Phủ Mỹ đã dùng tiền thuế tương lai của người dân Mỹ để đảm bảo cho FED và FED cũng có thể cam kết cả ngàn tỷ cho Chính phủ Mỹ vì không cần thông qua Quốc Hội nên không bị hạn chế ngân sách.
Ø     FED được đảm bảo bằng tiền thuế tương lai của người dân Mỹ thế nên việc FED công khai thông tin việc FED dùng tiền đó như thế nào liệu có chính đáng? Bạn hãy thử nghĩ xem nếu như việc FED phát hành tiền là để cứu một ngân hàng đang khủng hoảng thanh khoản thì việc FED công khai thông tin như thế có làm ảnh hưởng đến các đối tác của ngân hàng đến tâm lí của người dân thì việc rút tiền ồ ạt sẽ nhanh chóng diễn ra ….. việc đó liệu có lợi cho nền kinh tế. Nhưng nếu không công khai thông tin thì liệu FED có sử dụng nguồi tiền đúng mục đích có phạm túi công hay không trong khi sổ sách của FED vốn dĩ chưa hề được kiểm tra. 
Ø     Rõ ràng cái FED dự trữ chỉ là giấy nợ trái phiếu chính phủ và các giấy nợ khác tất cả chỉ là tài sản vô hình. Điều đặc biệt ở đây là các giấy nợ dự trữ liên bang là các giấy nợ từ FED (IOU) tới người mang nó và cũng là các tài sản nợ nhưng không giống như hầu hết các giấy nợ chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các giấy bạc dự trữ liên bang
Ø     Nhìn bề ngoài thì FED không "tham lam nuốt trọn" toàn bộ thu nhập nó tạo ra mà lại rất "tốt bụng" khi gửi lợi nhuận sau khi chia cổ tức vào Bộ Tài chính. Phải chăng các ngân hàng Dự trữ Liên bang chỉ cần mức cổ tức chi trả 6%/năm thôi? Mục đích ở chỗ FED nhờ vào khoản tiền gửi đấy mà có được lợi thế không chịu sự kiểm soát từ chính phủ liên bang như các cơ quan nhà nước khác. Đặc quyền! Nắm quyền lực về kinh tế ắt có ảnh hưởng chính trị, rồi sẽ có lúc quyền lực chính trị sẽ thuộc về tay FED chăng? Thêm vào đó, các ngân hàng đã bội thu từ hoạt động của mình, khoản thu nhập của FED chia ra không đáng là bao so với số lợi nhuận khổng lồ họ thu được.

5 Nhận xét :

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. trang này là của một nhân tài chính doanh nghiệp K34 hả?thi tốt nhen các bạn!

    Trả lờiXóa
  3. Bạn ơi. Bạn có tài liệu về đường cong J ở Việt Nam ko?

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết thì hay nhưng đọc hơi khó hiểu 1 chút :(, chắc tại trình độ chưa đủ để thấm :D

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa