4/3/17

Lộc trời (AGPP) đầu tư liệu có lời?

Những  ngày gần đây trên thị trường OTC đang giao dịch rất sôi động các cổ phiếu OTC chuẩn bị lên sàn trong quý 1 và quý 2/2017 như Petrolimex (42-44), VEAM (26-28), Lộc Trời (46-48), PV Power...Tôi đặc biệt quan tâm đến số cổ phiếu này về khả năng tạo ra lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi chỉ xin được đề cập đến Lộc Trời trong bài biết này để xem liệu thương vụ mua OTC liệu có mang lại cho NĐT kết quả LN cao như kỳ vọng.

Lộc Trời - tên cũ của Công ty CP Bảo Vệ Thực Vật An Giang, được thành lập năm 1993 và được cổ phần hóa vào tháng 9 năm 2004 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Từ một đơn vị kinh doanh nhỏ chỉ với 23 người, đến nay, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang đã trở thành nhà phân phối dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với đội ngũ nhân viên trên 1.300 người.
Tháng 12/2009: Công ty tăng vốn điều lệ từ 180 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng bằng phương thức chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Ngành nghề hoạt động chính:
  • Thuốc Bảo vệ thực vật
  • Giống cây trồng
  • Bao bì giấy các loại
  • Các dịch vụ du lịch
  • Sản xuất và kinh doanh lúa gạo
Phân tích báo cáo tài chính 2015 (hợp nhất):
Do hạn chế về thông tin nên tôi chỉ có thể dùng báo cáo tài chính 2015 được lấy trên website của công ty và theo dự báo của tôi trong năm 2016 công ty sẽ không tạo ra đột biến trong lợi nhuận.
  • Thứ nhất, ngành kinh doanh chính là thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng thì phụ thuộc nhiều vào diện tích cây trồng hàng năm, và năm 2016 nếu lạc quan thì công ty cũng chỉ duy trì mức tăng trường đều.
  • Mảng lúa gạo là mảng kinh doanh mới của công ty, vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn: từ thương hiệu, nguồn nguyên liệu, khả năng xuất khẩu kém, chi phí đầu vào cao dẫn đến giá cao khó cạnh tranh được so với các nước như Campuachia hay Thái Lan và Ấn Độ.
  1. Báo cáo kinh doanh 2015

Biên lợi nhuận gộp chỉ giảm nhẹ từ mức 23% của 2014 về 22% trong 2015, tuy nhiên doanh thu giảm mạnh khoảng hơn 1.000 tỷ làm cho LN gôp 2015 giảm mạnh 300 tỷ đồng so với 2014.
Nhìn vào báo cáo KQKD có thể thấy công ty tăng vay nợ làm cho lãi vay phải trã tăng mạnh từ mức 80 tỷ lên 118 tỷ trong năm 2015, chưa kể các chi phí tài chính khác cũng tăng thêm 60 tỷ nữa. Tổng kết tổng chi phí tài chính tăng lên khoảng 100 tỷ, phần lớn do công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động lúa gạo, chi phí đầu tư lớn và hiệu quả thấp (sẽ phân tích phần dưới).
Các khoản khác như chi phí quản  lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng công ty vẫn duy trì tỷ lệ không đổi trên doanh thu so với năm 2014.
Và kết quả cuối cùng là lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty giảm mạnh từ mức 7.800 đồng/cp năm 2014 xuống còn 4.800 đồng /cp năm 2015. (chưa tính việc công ty đã trả 3.000 đồng cổ tức/cp đầu năm 2016).
Ước tính của tôi cho lợi nhuận 2016 sẽ duy trì với lợi nhuận 2015, lý do:
  • Mảng lúa gạo chưa tạo ra lợi nhuận, thị trường lúa gạo VN xuất khẩu vẫn chưa thể cạnh tranh được so với các nước khu vực, còn bán trong nước thì gạo của LT chưa có thương hiệu. (nếu có chăng nữa cũng rất thấp là do công ty giảm khấu hao, hoặc giảm chi phí đầu vào bằng các biện pháp cooking report.)
  • Mảng kinh doanh truyền thống thuốc bảo vệ thực vật có tăng trưởng nhưng sẽ chậm lại, vì phần lớn phụ thuộc vào vùng nguyên liệu mà năm 2016 tình hình sản xuất nông nghiệp VN chưa tăng trưởng.
  • Mảng giống cây trồng: Tuy có lợi nhuận cao tuy nhiên thị phần rất hạn chế do phải cạnh tranh với các công ty như PAN, NSC, SSC....
  • Các mảng khác, doanh thu không đáng kể, chủ yếu tận dụng vào các hoạt động kinh doanh chính.
2. Phân tích bảng cân đối kế toán:
Tổng tài sản công ty tăng từ  5.702 tỷ trong năm 2014 lên 6.406 tỷ trong 2015, chủ yếu do công ty đầu tư thêm tài sản cố định khoảng 300 tỷ và tăng hàng tồn kho gần 900 tỷ và giảm khoản phải thu  ngắn hạn khoảng 500 tỷ.

Rủi ro và cooking báo cáo của công ty có thể được thấy ở đây, phần lớn hàng tồn kho của yếu là lúa gạo và thuốc bảo vệ thực vật. Mảng BVTV thì khỏi đề cập tới nhưng mảng lúa gạo của công ty đang làm đau đầu ban lãnh đạo khi mà lượng hàng tồn kho chiếm quá nhiều, hơn nữa việc để tồn kho lâu ngày sẽ làm chất lượng lúa gạo giảm nhanh => kém chất lượng và lại giảm giá bán => cao hơn giá vốn => thua lỗ. Bởi vì công ty chưa đưa vào dự phòng nên các khoản này chưa thực sự được hiện lên BCTC, nhưng nếu sau khi công ty thanh lý khối lượng hàng này thì BCTC sẽ thể hiện hết.


Tài sản cố định tăng trong năm chủ yếu đầu tư vào nhà xưởng và máy móc thiết bị, phần này chủ yếu để thực hiện đầu tư lớn cho mảng lúa gạo. 
Do công ty không có thuyết minh từng tài sản được phân ra theo mảng kinh doanh nên không thể phân tích được tỷ trọng tài sản đầu tư cho từng mảng.

Để minh chứng cho các số liệu ở trên, tôi tiến hành phân tích bên cơ cấu nợ, để xem công ty dùng biện pháp tài trợ nào cho việc tăng tài sản trong năm.
Có 2 mục cần chú ý ở đây:
  • Chiếm dụng vốn: Trong phần phải thu ngắn hạn công ty cũng  giảm  khoảng 500 tỷ đồng và phẩn phải trả người bán công ty cũng giảm hơn 100 tỷ đồng => công ty tăng được chiếm dụng vốn của khách hàng lên khoảng 400 tỷ
  • Nợ vay trả lãi: Tổng các khoản vay trả lãi của công ty năm 2015 lên đến 2.700 tỷ tăng khoảng 1.000 tỷ so với năm 2014. Phần lớn số tiền này được phân tích ở trên dùng tài trợ cho hàng tồn kho và tăng tài sản cố định. Chi phí lãi vay trung bình với chỉ ở mức tỷ lệ 4-4.5%
Dự báo của tôi với tốc độ bán hàng như hiện tại thì chi phí lãi vay của công ty sẽ tăng trong 2016 và 2017, khi các nhà đánh giá tín dụng chuyển sếp hạng tín dụng của LT qua mức độ rủi ro hơn. Giả sử họ tăng LS lên trung bình 6%/năm thì với số nợ hiện tại, tổng lãi phải trã tăng lên khoảng 45 tỷ đồng.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích đến đây tôi nghĩ đa số các bác sẽ hiểu Bảng lưu chuyển tiền tệ nó sẽ như thế nào, vâng dĩ nhiên Lưu chuyển hoạt động kinh doanh chính sẽ tăng âm, hoạt động đầu tư cũng tăng âm và dòng tiền tài trợ sẽ dương để bù đắp. 
Do rất dễ nhận biết báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ như thế nào nên tôi sẽ không show lên đây để tránh bài viết quá dài.

Kết luận:

Tôi giả sử với giá bán hiện tại của Lộc Trời trên OTC là 48.000 đồng/cp thì với mức EPS dự báo năm 2016 từ 4.800-5.000 đồng/cp thì P/E đã sấp xỉ 10 lần.
Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là bản chất của việc lợi nhuận đó có thật chất hay chưa, khi mà công ty chưa mạnh tay trích lập dự phòng cho mảng lúa gạo.
(Đối với các cổ phiếu khác như VEAM, PLX tôi đánh giá rất tôt, nhưng nếu các bạn muốn hỏi nên mua giá nào thì hãy pm vào skype cho tôi tại địa chỉ liên hệ cuối blog. Chúc mọi người đầu tư thành công)

Nguồn: Phân tích của Lão Trinh. 


0 Nhận xét :

Đăng nhận xét