Sau một loạt bài viết về thị trường được rất nhiều NĐT quan
tâm, có một câu hỏi mà rất nhiều NĐT hỏi riêng tôi là “Vấn đề tỷ giá có ảnh hưởng
như thế nào đến chứng khoán không?”. Hôm nay thông qua bài viết này xem như tôi
muốn giải thích chung cho tất cả mọi người luôn.
Sơ lược tại sao năm
2014-2015 lại có áp lực mạnh về tỷ giá VND như vậy:
-
Tín hiệu kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ hơn khu vực
các nước phát triển khác làm cho đồng bạc xanh lên giá
-
Việc FED ra tín hiệu cắt gói QE, và nâng lãi suất dẫn đến đồng USD mạnh lên
-
Hai nguyên nhân trên là nguyên nhân về mặt bản
chất kinh tế, còn về yếu tố đằng sau thì rất nhiều, mà ở đó Mỹ cân nhắc thiệt
hơn từ việc làm đồng USD tăng giá.
+ Thứ nhất, Mỹ muốn phát ra tín hiệu cho
các tập đoàn của Mỹ phải từ từ rút vốn về tái thiết lại nước Mỹ hung mạnh. Và tới
đây sẽ có một cuộc khủng hoảng mới và người Mỹ sẽ ít chịu ảnh hưởng.
+ Thứ hai, Mỹ cân đối liệu việc USD lên giá
có làm cho NGA và TQ lo lắng với vấn đề này hay không. Cái này thì MỸ đã tính
toán thiệt hơn, xem liệu những khoản dự trừ USD và những khoản vay các nước bằng
USD cái nào hơn => phần lợi thuộc về MỸ, trả ít nợ hơn, nước khác nợ Mỹ thì
phải khó khan hơn trong vấn đề trả nợ.
+ Vấn đề XK của Mỹ bị thiệt hại đã được cân
đối với NK và các dòng vốn đổ vào MỸ đầu tư, và Mỹ sẽ vẫn có lợi.
Việt Nam có nên phá
giá hay không?
Tôi không muốn phân tích quá xâu theo chiều
hướng kinh tế, cái này các bác có thể đọc ở báo chí thì rõ hơn. Tôi chỉ nói sơ
lược qua vài điểm chính như sau:
-
VN đang cân đối giữa XK và NK xem tỷ trọng cái
nào lớn hơn và lâu nay thì chính sách vẫn là yêu tiên XK, do đó phá giá VND là
điều nên làm. Trong ngắn hạn thì Chính Phủ cân nhắc tới cơ cấu xuất khẩu, xem
liệu mặt hàng xuất khẩu thực chất không tính khu vực FDI của chúng ta là bao
nhiêu => thấy rằng XK đang ít hơn nhập khẩu (bản chất xuất khẩu tỷ trọng lớn
của FDI)
-
Chính phủ muốn phá giá hay không còn xét trên
toàn cảnh mục tiêu vĩ mô của Chính Phủ đang muốn làm gì, năm nay họ muốn giữ vĩ
mô ổn định nhằm nhiều mục tiêu phát triển thị trường, tạo điều kiện cho kinh tế
phát triển =>do đó muốn giữ.
-
Áp lực của dòng vốn ngoại rút về nước đang rất
là cao, liên tục đang nhập siêu trong mấy tháng đầu năm, cộng với việc nhiều nước
phá giá ngoại tệ của họ cũng làm hàng hóa VN đắt đỏ hơn => phá giá VND.
Những phân tích trên đây chỉ mang tính chất kinh tế, nếu mọi
người đọc thì chẳng hiểu vì sao NHNN không phá giá đi, có lợi thế cơ mà? Phần
tiếp theo mới nói lên vấn đề thực sự.
Chart: Mức độ mất giá euro và yên so với USD, VND đang neo khá chặt
Phá giá VND ảnh hưởng
như thế nào tới thị trường chứng khoán và khi nào mới phá giá?
-
Thứ nhất, thị trường VN ảnh hưởng rất lớn bởi
dòng vốn ngoại, trong đó dòng vốn đầu cơ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao,
và dòng vốn này ra vào thị trường rất nhanh chóng. Ngay khi dòng vốn này nhận
thấy VN không thể nào giữ nguyên tỷ giá trong khi áp lực tăng giá ngày một cao
=> Họ lập tức bán các tài sản thanh khoản khác (trong đó có chứng khoán),
chuyển qua đầu cơ USD, và nếu NHNN phá giá thì ngay lập tức họ có khoản lợi khổng
lồ.
-
Thứ 2, NHNN đang cần nhắc tới các vấn đề nợ công
và đảo thêm những khoản nợ mới, cộng với việc họ biết được khối ngoại đang tập
chung đầu cơ vào tỷ giá => NHNN cố gắng dung tất cả các nguồn lực để giữ tỷ
giá ổn định, giảm chi phí cơ hội của nhóm đầu cơ tỷ giá kia, và tranh thủ thực
hiện tái cơ cấu các khoản nợ công.
-
Xét trên vấn đề lợi ích nhóm thì ngân hàng cũng
cân nhắc xem lợi ích từ bên nào cao hơn, có hay không cố gắng kìm chế để giúp đỡ
các tập đoàn NN tái cơ cấu nợ, hay phá giá để các tổ chức quốc tế quay lại đổ
tiền vào đầu tư tiếp. Nếu bên nào lợi ích hơn thì sẽ làm
Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào
tới thị trường chứng khoán
-
Với tính toán như thế nào thì việc phá giá mạnh
VND sẽ phải được thực hiện trong năm nay (không phải bằng 1% còn lại) và điều
này thực chất làm cho dòng vốn ngoại rút ra thị trường thời gian gần đây quay lại
thị trường, ngoài ra còn thu hút thêm những vốn đầu cơ ngoại mới. Đơn giản vì:
Một quỹ ngoại đầu tư 1tr USD vào HAG, tức là
1tr cp HAG (giả sử tỷ giá là 21.5kđ/usd và giá hag là 21.5k), tôi thấy khả năng
phá giá VND ngay lập tức tôi bán HAG lấy tiền đổi ra USD.
Nếu
giờ phá giá VND khoảng 2% lên 22kđ/usd => 1tr USD bây giờ tôi có thể mua được
hơn 1.02tr cp HAG (giả sử giá không đổi) => Thu khoản lợi từ việc hoán đổi
này.
ð
Vậy thì chắc chắn tôi không cần biết phá giá ảnh
hưởng như thế nào đến vĩ mô, nhưng tôi thấy rằng vốn ngoại đã rút sẽ quay lại
mua ròng cổ phiếu VN vì nó rẻ tương đối hơn.
ð
Vấn đề khối ngoại muốn rút đi sẽ được hạn chế,
và vấn đề mua ròng lại quay lại và có hiệu ứng tích cực lên thị trường
Khi nào mới phá giá?
-
Với những lập luận lợi ích nhóm ở trên thì tôi
nghĩ NHNN sẽ cố gắng giữ tỷ giá thêm một thời gian để:
+ Một là cho vốn đầí cơ tỷ giá của NN bị mất
chi phí cơ hội
+ Hai là, tranh thủ cho các tập đoàn tổ chức
và nhà nước cơ cấu các khoản nợ có lợi.
ð
Do đó thời
gian cho phá giá sẽ nằm ở cuối năm cỡ tháng 9 – 12/2015
ð
Tuy
nhiên, theo cá nhân tôi nhận thấy áp lực đang rất là căng, và NHNN không còn đủ
công cụ để can thiệp giữ tỷ giá được nữa => phá giá sớm hơn khoảng tháng 7
(1000 LIKE ĐỂ THỐNG ĐỐC PHÁ GIÁ VNĐ ĐỂ CHỨNG KHOÁN TĂNG LÊN 650 ĐIỂM
NÀO)
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét