Vai trò của CFO hoàn toàn khác với kế toán trưởng (chief Accountant). Có rất nhiều nhiệm vụ của CFO mà kế toán trưởng không thể thực hiện được.
Ở các nước phát triển, kế toán trưởng thường chỉ lo hạch toán, báo cáo không phải là CFO, người phải lo đủ tài lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Theo anh Vũ Văn Thắng, Giám đốc tài chính P&G Việt Nam, ngoài các công ty 100% vốn nước ngòai và liên doanh, hầu hết doanh nghiệp Việt đều chưa hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức doanh CFO.
Do đó, những công việc của giám đốc tài chính như quan hệ vay vốn, thu xếp nguồn vốn để trả nợ, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các dự án đầu tư… đều do giám đốc hoặc tổng giám đốc thực hiện, hoặc giao cho một phó giám đốc hay kế toán trưởng làm thay. Trong số này, những người có kiến thức và am hiểu lĩnh vực tài chính là rất hiếm, dẫn đến việc ban lãnh đạo không nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn nghiêm trọng chức năng quản trị tài chính và công tác kế toán thống kê trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều sức phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập quốc tế một cách sâu rộng. Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định, nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng cơ hội của giai đoạn hội nhập, doanh nghiệp Việt cần tổ chức bộ phận quản trị tài chính do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất. Trong đó phân định rõ chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất. Trong đó phân định rõ chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán. Song song đó, xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính với giám đốc, tổng giám đốc hay hội đồng quản trị.
Hơn lúc nào hết, nhu cầu CFO đã rất cấp thiết. Ở nước ta, nhân lực quản lý tài chính người Việt có thể đảm đương vị trí CFO chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngoài kiến thức và am hiểu trong lĩnh vực quản trị tài chính, anh Thắng cho biết: “Một CFO giỏi còn phải có khả năng nhận định rủi ro và chế ngự rủi ro đó”. Hiện nay, đã có một số khóa đào tạo ngắn hạn được triển khai. Một trong số đó là chương trình đào tạo giám đốc tài chính của Công ty Cổ phần Kiểm tóan và Tư vấn (A&C) liên kết với Viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR), Đại học kinh tế TP.HCM đã nhận được sự quan tâm của nhiều học viên. Theo anh Lê Đình Tiến, chuyên viên phân tích tài chính Công ty ConocoPhillips Việt Nam, Việc thiếu chức danh CFO trong doanh nghiệp Việt không chỉ do nhận thức hạn chế của chủ doanh nghiệp, mà trách nhiệm còn thuộc về các nhà quản lý giáo dục và các trường đào tạo.
Ngoài ra, việc kiện toàn hệ thống luật tài chính và kế toán của nước ta về chức danh CFO với đầy vai trò vốn có của nó sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước có nền tài chính ổn định và bền vững, góp phần tăng tính cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO được dự báo là đầy thách thức.
|
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét