27/4/12

10 mối quan tâm nhất của các CFO


Những vấn đề làm các Giám đốc Tài chính luôn lo lắng  nhất là gì? Đó là tiền mặt, tiền mặt và tiền mặt
Chúng ta sẽ phải kinh ngạc khi biết được lượng thông tin được nén trong những con chip bé xíu, các thẻ đeo của nhân viên và trong các điện thoại di động ngày nay. Nhưng với các công ty sản xuất các sản phẩm này thì điều đáng kinh ngạc, cũng như thất vọng, lại nằm trong sự sụt giá quá nhanh của các sản phẩm theo từng năm. Với lý do này, theo như cách giải thích của Jacques Tierny -CFO của Gemalto, một hãng sản xuất thẻ thông minh có doanh thu 1,7 tỷ euro, thì họ "không thể tồn tại với tỷ lệ tồn kho cao".
Hiện nay nhiều CFO cũng có cùng quan điểm này, và tất nhiên hàng tồn kho không chỉ là thứ duy nhất khiến các CFO phải mất ăn mất ngủ. Theo Tierny thì “tất cả các doanh nghiệp phải thắt chặt luật lệ cho các khoán công nợ phải thu, vì chi phí tiền vay đang cao hơn và nguy cơ vỡ nợ ngày càng gia tăng.”
Theo báo cáo của Moody vào tháng trước, tỷ lệ vỡ nợ của các chứng khoán nợ ở Châu Âu đã tăng gấp đôi, lên tới gần 5% trong quý đầu của năm nay. Nhưng dường như điều đó cũng chỉ mới là sự khởi đầu. Kenneth Emergy, giám đốc phụ trách nghiên cứu khả năng vỡ nợ, đưa ra dự báo cho thấy tỷ lệ vỡ nợ sẽ vượt qua 21% vào cuối năm nay. Hậu quả là kiếm tiền, thu tiền và giữ tiền luôn luôn là những mối quan tâm hàng đầu của các CFO. Tất cả những lo lắng về tính ổn định của các ngân hàng, sự khan hiếm tín dụng và khả năng sống còn của các đối tác cũng là những vấn đề thuộc danh sách các mối quan tâm hàng đầu của các CFO tại Châu Âu, Châu Á và Mỹ đối với nội bộ doanh nghiệp và môi trường bên ngoài. [xem kết quả điều tra của CFO Châu Âu, Đại học Tilburg, và Đại học Duke với hơn 1.200 Giám đốc Tài chính cấp cao].

Những mối quan tâm bên ngoài hàng đầu của CFO
CHÂU ÂU
MỸ
CHÂU Á
Xếp hạng (quý trước)
Xếp hạng (quý trước)
Xếp hạng (quý trước)
1(1)
Nhu cầu của khách hàng
1(1)
Nhu cầu của khách hàng
1(1)
Nhu cầu của khách hàng
2(3)
Hệ thống Tài chính/Ngân hàng
2(2)
Thị trường tín dụng/ Tỉ lệ lãi suất
2(3)
Thị trường tín dụng/ Tỉ lệ lãi suất
3(2)
Thị trường tín dụng/ Tỉ lệ lãi suất
3(4)
Cơ quan lập pháp mới
3(2)
Đồng tiền không ổn định
4(4)
Đồng tiền không ổn định
4(3)
Thị trường nhà đất sụt giảm
4(7)
Cạnh tranh từ nước ngoài
5(7)
Thị trường nhà đất sụt giảm
5(5)
Luật lệ tài chính
5(NR)
Chính sách bảo hộ của các nước phương Tây
6(NR)
Chính sách của Chính phủ
6(6)
Đồng tiền không ổn định
6(6)
Giá dầu
7(6)
Cạnh tranh từ nước ngoài
7(7)
Giá hàng tiêu dùng
7(5)
Giá hàng tiêu dùng
8(NR)
Tính ổn định của chính quyền
8(8)
Giá dầu
8(NR)
Thị trường nhà đất sụt giảm
9(9)
Luật lệ tài chính
9(NR)
Các chính sách thương mại và hợp tác
9(8)
Luật lệ tài chính
10(10)
Các chính sách thương mại và hợp tác
10(9)
Cạnh tranh từ nước ngoài
10(9)
Các chính sách thương mại và hợp tác
Ghi chú:   Đứng yên ;   Tăng ;  Giảm ;  ­ Mới trong tốp 10 ; NR Chưa xếp hạng

Tại Châu Âu, các rủi ro liên quan đến đối tác gia tăng nhanh nhất trong danh mục các mối quan tâm nội bộ, thậm chí còn vượt cả những bận tâm về công tác “thu hút và giữ nhân tài.” Với Michael Samonas -  CFO của Sidma, một doanh nghiệp chế biến thép có doanh thu 300 triệu euro tại Athens, nguyên cớ hiển nhiên cho những lo lắng của ông là nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Ông nhận định “anh không thể nắm rõ thực trạng hiện tại của một đối tác, khi anh có khoảng 2.500 khách hàng đang loay hoay chèo chống để vượt qua cơn khủng hoảng”. Giống như Tierny, Michael Samonas đang cân nhắc xem “bán sản phẩm bằng cách nào, bán cho ai, và làm sao để đảm bảo thu được hết tiền.” Sự mất giá hàng tồn kho lên tới 2 triệu euro gần đây đã khiến ông phải xem xét tỉ mỉ hơn việc quản lý sát sao nguồn vốn lưu động.
Để giải thích cho sự sút kém đó, Sidma đã viện dẫn đến một lý luận về những vấn đề hóc búa trong quản lý tiền mặt, bao gồm sự giảm sút “toàn diện” trong ngành tài chính ngân hàng, sự gia tăng chi phí đi vay và sự miễn cưỡng của các nhà bảo hiểm khi phải bảo đảm cho khách hàng “đủ” mức bảo chứng. 

Những mối quan tâm nội bộ hàng đầu của CFO
CHÂU ÂU
MỸ
CHÂU Á
Xếp hạng (quý trước)
Xếp hạng (quý trước)
Xếp hạng (quý trước)
1(2)
Khả năng dự báo kết quả kinh doanh
1(1)
Khả năng dự báo kết quả kinh doanh
1(1)
Khả năng dự báo kết quả kinh doanh
2(2)
Vấn đề quản lý vốn lưu động
2(NR)
Vấn đề quản lý vốn lưu động
2(NR)
Vấn đề quản lý vốn lưu động
3(3)
Giữ vững tinh thần trong thời khủng hoảng
3(2)
Giữ vững tinh thần trong thời khủng hoảng
3(3)
Giữ vững tinh thần trong thời khủng hoảng
4(6)
Rủi ro từ khách hàng
4(3)
Tình trạng yếu kém của Bảng tổng kết tài sản
4(2)
Rủi ro từ khách hàng
5(5)
Tình trạng yếu kém của Bảng tổng kết tài sản
5(4)
Chi phí chăm sóc sức khỏe
5(6)
Tình trạng yếu kém của Bảng tổng kết tài sản
6(7)
Rủi ro từ chuỗi cung ứng
6(5)
Thu hút và giữ chân nhân tài
6(4)
Thu hút và giữ chân nhân tài
7(4)
Thu hút và giữ chân nhân tài
7(6)
Rủi ro từ chuỗi cung ứng
7(5)
Rủi ro từ chuỗi cung ứng
8(8)
Quản lý hệ thống IT
8(7)
Quản lý hệ thống IT
8(7)
Quản lý hệ thống IT
9(10)
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
9(8)
Trợ cấp hưu trí
9(9)
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
10(NR)
Vấn đề bảo mật thông tin
10(9)
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
10(8)
Vấn đề bảo mật thông tin
Ghi chú:   Đứng yên ;   Tăng ;  Giảm ;  ­ Mới trong tốp 10 ; NR Chưa xếp hạng

Cách đây không lâu, Samonas cho rằng việc bán gấp đôi lượng được bảo đảm bởi khoản bảo hiểm tín dụng cho khách hàng trọng điểm là chuyện bình thường. Giờ ông lại khăng khăng theo đuổi chính sách bán “tại mức hoặc hơn một chút” so với hạn mức đã thỏa thuận với các nhà bảo hiểm, mà bản thân hạn mức đó cũng đã liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Vậy là chấp nhận cách làm đưa đến những khoản thiệt hại? Samonas tuyên bố rằng “tại thời điểm này, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt, và không phải quan tâm đến các kết quả kế toán trong năm nay”. Trên thực tế, công ty của của ông gần đây đã đạt được lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với mức dương gần 10 triệu euro, so với mức thiếu hụt gần 8 triệu euro vào năm trước đó. Tierny nhấn mạnh, các công ty bám sát các động thái của tiền mặt sẽ gặp “nhiều cơ hội hơn là rủi ro,” dù cho có phải đối mặt với một bối cảnh kinh tế không lấy gì làm sáng sủa. Ví dụ như, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho một số doanh nghiệp về tính thanh khoản, “nếu chi phí tiền vay của anh khác với của nhà cung cấp, đôi khi anh có thể thanh toán trước cho họ với một khoản giảm giá hậu hĩnh”. Rõ ràng điều đó là có thể chấp nhận được./.
Một cuộc thăm dò ý kiến tương tự đã được thực hiện cho các Thành viên của Câu lạc bộ CFO Việt Nam. Và kết quả là ngoài những tương đồng trong quan điểm của các CFO, thì những người làm công tác quản lý  tài chính tại Việt Nam cũng đã thể hiện rõ nét những suy nghĩ khác biệt phản ánh đúng tình hình  hình thị trường hiện nay,  khi các vấn đề “Thị trường tín dụng/ Tỉ lệ lãi suất”, “Sự thay đổi chính sách về thuế, thương mại”, “Vấn đề bảo mật thông tin” .. đã thu hút sự quan tâm cao.

Mười mối quan tâm hàng đầu của Thành viên CFO Việt Nam
Bên ngoàiNội bộ
Xếp hạngXếp hạng
1
Thị trường tín dụng/ Tỉ lệ lãi suất
1
Vấn đề quản lý vốn lưu động
2
Sự thay đổi chính sách về thuế, thương mại
2
Khả năng dự báo kết quả kinh doanh
3
Nhu cầu của khách hàng
3
Vấn đề bảo mật thông tin
4
Đồng tiền không ổn định
4
Thu hút và giữ chân nhân tài
5
Giá hàng tiêu dùng
5
Tình trạng yếu kém của Bảng tổng kết tài sản
6
Thị trường chứng khoán sụt giảm
6
Vấn đề quản lý hệ thống IT
7
Thị trường nhà đất đóng băng
7
Sự chống đối khi triển khai những thay đổi
8
Cạnh tranh từ nước ngòai
8
Sự tồn tại của cung cách quản lý gia đình
9
Chính sách bảo hộ của các nước phương Tây, Mỹ
9
Giữ vững tinh thần trong thời khủng hoảng
10
Giá dầu
10
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
TTX
Jason Karaian-Tạp chí CFO Châu Âu

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét