10/4/11

Lương thưởng CEO lại cao ngất ngưởng


Những ngày tốt đẹp đã trở lại, ít nhất là trong các ngóc ngách văn phòng. Sau khi suy giảm trong cuộc khủng hoảng 2008 -2009, mức lương của các giám đốc điều hành hàng đầu ở Mỹ đã tăng lên.
 
Hiếm khi tầm nhìn từ ngóc ngách văn phòng lại bất hoà với tầm nhìn từ những góc đường phố. Vào cùng một thời điểm, khi hàng triệu người Mỹ đang cố gắng dựa vào gia đình, hàng triệu người khác dựa vào công việc thì các nhà điều hành của những công ty lớn như 3M, General Electric và Cisco Systems lại cố gắng làm hết sức có thể trước khi khủng hoảng xảy ra. Thực tế là nhiều người còn làm nhiều hơn.

Sự chênh lệch này trở nên khắc nghiệt khi các công ty đang bơi trong tiền bạc. Trong quý 4, lợi nhuận trong các doanh nghiệp Mỹ đã tăng lên một cách bất ngờ, khoảng 29,2%, phát triển nhanh nhất trong vòng hơn 60 năm. Nói chung, hàng năm các công ty của Mỹ đạt được mức lợi nhuận khoảng 1,678 nghìn tỷ đô la.

Chính vì vậy, sự phục hồi này không phải là nhỏ giọt. Sau 2 năm, các CEO tài chính, công nghệ, năng lượng... đã đẩy lùi những hoá đơn thanh toán trị giá hàng triệu đô la. Nhiều nhà điều hành không làm được điều đó. Tuy nhiên, họ đang thuê người làm. Mặc dù tình trạng thất nghiệp giảm mạnh, hiện ở khoảng 8,8% trong tháng 3 nhưng về cơ bản có ít chuyên gia kinh tế dự đoán tình trạng thất nghiệp sẽ sớm giảm xuống.

Tuy nhiên, đối với một CEO bình thường, giai đoạn tốt đã quay trở lại. Theo một nghiên cứu của Thời báo New York Times được Equilar, một công ty cố vấn đền bù của thành phố Redwood, Calif thực hiện thì mức chi trả trung bình cho các giám đốc điều hành hàng đầu ở 200 công ty lớn trong năm ngoái vào khoảng 9,6 triệu đô la, tăng 12% so với năm 2009.

Nhiều chứ không phải hầu hết các công ty được những giám đốc này điều hành lại làm việc tốt hơn những công ty đang sa sút về kinh tế. Nhiều công ty gặp khó khăn khi khủng hoảng xảy ra, thậm chí khi so sánh những cải tiến nhỏ trong kinh doanh và lợi nhuận. Tuy nhiên sự chi trả cho CEO cũng tăng lên ở những công ty Capital One và Goldman Sachs, những công ty sống sót trong cuộc khủng hoảng kinh tế với sự trợ giúp của những nguồn cứu trợ tài chính từ những người đóng thuế.

Đối lập với nền tảng này, đáng chú ý là những thay đổi gần đây trong việc trao quyền hợp pháp cho những cổ đông dường như lại ít thực hiện nhằm làm giảm sự hăng hái của các công ty xuống trong việc chi trả nhiều tiền cho những giám đốc điều hành hàng đầu. Đây là lý do mà các công ty tổ chức những cuộc họp thường niên dành cho các cổ đông.

Dưới những quy định mới bao gồm trong những quy tắc tài chính Dodd-Frank, hiện tại gần như tất cả những công ty nhà nước phải cho các cổ đông biết mức chi trả cho giám đốc điều hành. Các nhà phân tích và các chuyên gia của các công ty đang băn khoăn những đồng tình này sẽ tiếp diễn như thế nào? thậm chí cả những công ty không có nghĩa vụ phải chú ý đến ý kiến của các cổ đông.

"Sự chi trả đó thật là khôi hài khi giá cả thị trường ngày càng tăng. Đó là khi thị trường đang có xu hướng nghiêng về một bên hoặc sa sút thì những điều nực cười đó diễn ra. Để cân nhắc một số gói chi trả hiện nay thì các cổ đông phải thấy được những kết quả thật chắc chắn", ông David F. Larcker, giám đốc công ty nghiên cứu những chương trình ở trường kinh doanh Stanford nói.

Trong danh sách năm nay, CEO có mức lương cao nhất là Philippe P. Dauman của Viacom, người đã đạt được mức lương khoảng 84,5 triệu đô la trong vòng 9 tháng. Viacom thay đổi year-end tài chính từ tháng 9 sang tháng 12.

Viacom cho biết khoản bồi thường này được tăng lên bởi những cổ phần liên quan đến một hợp đồng dài hạn được ký kết hồi năm ngoái.

Cùng đứng đầu danh sách là Ray R. Irani, giám đốc điều hành của Occidental Petroleum, người có mức thu nhập khoảng 76,1 triệu đô là năm ngoái, tăng 142 % so với năm trước đó. Năm ngoái, ban giám đốc thưởng cho ông Irani 33 triệu đô la tiền mặt và 40,3 triệu đô la cổ phần, gấp đôi so với khoản tiền ông ta nhận được trong năm 2009.

Ông Irani đã nghỉ hưu hồi năm ngoái và Occidental cho biết công ty này đã thiết lập những quy định cao hơn nhằm giảm những gói chi trả cho giám đốc điều hành.

Lawrence J. Ellison của Oracle, một hãng phần mềm lớn được trả 70,1 triệu đô la. Mặc dù số tiền này giảm 17% so với năm 2009 nhưng cơ đồ của Ellison vẫn rất thịnh vượng. Ông ấy có hơn 26.3 tỷ đô la cổ phần và nhiều cổ phần khác ở Oracle trong năm 2010.

Không giống như những năm trước,những khoản lợi nhuận lớn trong việc trả lương cho các giám đốc điều hành trong năm 2010 lại làm cho các CEO được hưởng lợi từ nhiều lĩnh vực kinh tế.

Nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng đề nghị mức lương cao dành cho John F. Lundgren, giám đốc điều hành của Stanley Black & Decker, người được trả lương tăng 253%, lên đến 32,57 triệu đô la sau một phần thưởng cổ phần lớn. Đối tác của ông ấy ở Emerson Electric là David N. Farr là người có mức lương tăng 233%, khoảng 22,9 triệu đô la cũng vì ông ấy được thưởng hàng triệu đô la cổ phần.

Hầu hết các kế hoạch chi trả lương cho các giám đốc điều hành bao gồm những lựa chọn cổ phần đang tăng lên khi thị trường phục hồi sau khủng hoảng tài chính. Mặc dù các CEO phải chợ vài năm trước khi nhận được tiền mặt trong những lựa chọn mới. Thị trường cổ phiếu bùng nổ, có nghĩa là những lựa chọn này là những vận may đối với nhiều ông chủ, Bruce H. Goldfarb, một nhà cố vấn về trả lương ở New York cho biết.

Giám đốc điều hành của Ford Motor, Alan R. Mulally có mức lương 26,5 triệu đô la, tăng 48% so với năm trước. Đó là kết quả của những phần thưởng cổ phần lớn. Ford là hãng sản xuất ô tô lớn thứ ba ở Detroit . Đây là công ty duy nhất không nhận những giúp đỡ tài chính từ chính phủ và giá trị cổ phiếu của công ty này luôn tăng 68% so với năm trước.

Những quy tắc mới của chính phủ đặt ra ở những nơi sau khi khủng hoảng tài chính khuyến khích các cổ đông cố gắng kiểm soát những khoản tiền mà họ cho là thừa và không công bằng. Mặc dù những ủng hộ cho các công ty không tăng lên, họ vẫn sẽ bị phơi bày những kết quả đó trên báo chí với Uỷ ban trao đổi và an ninh, cũng như cách họ xem xét những đồng tình trong việc trả lương cho các CEO sau đó thế nào.

Cho tới nay thì liệu những thay đổi này đã thực sự hiệu quả hay chưa. Có vẻ như không có tiêu chuẩn cho việc bao nhiêu phần trăm cổ đông đồng tình để tán thành hay là bác bỏ. Thậm chí viễn cảnh sự đồng tình của công chúng xuất hiện để thay thế mối quan hệ giữa nhà đầu tư và những giám đốc điều hành của các công ty vẫn là cuộc tranh cãi trong nhiều tháng gần đây.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét