21/4/15

Sự thật đằng sau việc hoán đổi cổ phiếu BID và MHB

Như đã hứa với NĐTs, hôm nay tôi sẽ giải thích cau chuyện hoán đổi cổ phiếu giữa BID và MHB, và cũng áp dụng cho những trường hợp khác. Đây cũng chính là động lực quan trọng, và là cơ hội cho NĐT tham giá trong năm 2015. Bằng việc hiểu cuộc chơi, hiểu được hàm ý của nhà tạo lập đang muốn áp lên thị trường, chúng ta sẽ có những dự đoán sát sườn và có quyết định chính xác khi đám đông sợ hãi.
Tại sao giá BID trên thị trường đang là 19k/cp, trong khi MHB giá trên OTC chưa đến 5k/cp mà lại có sự hoán đổi bằng nhau. Điều này chẳng phải cổ đông hiện hữu của BID thiệt và cổ đông của MHB được lợi quá nhiều ư. Để tìm hiều bản chất của vấn đề tôi xin đưa ra 2 Kịch bản, tuy nhiên cả 2 giả thiết này cùng hướng tới một kết quả => giải quyết vấn đề lợi ích nhóm.
- Kịch bản 1: Thực hiện thành công
Trong thông báo tại ĐHCĐ BIDV có cho biết sẽ thực hiện phát hành hoán đổi cổ phiếu BID và MHB theo tỷ lệ 1:1 vì cả 2 đều thuộc phần lớn sở hữu nhà nước. Nếu điều này thành sự thật thì những cổ đông MHB bổng nhiên rớt từ trên trời xuống một đống vàng, vì giá cổ phiếu tăng gấp 3-4 lần. 
Thực chất của vấn đề lại chính từ sở hữu của MHB, chủ yếu của nhà nước và của những cán bộ đầu ngành và những người gọi là tai to, bụng bự. Họ đã có những thỏa thuận ngầm và chia sẽ lợi ích cho nhau nếu thành công. Với trường hợp này thì chúng ta ít thấy MHB được chuyển nhượng trên thị trường, và BID sẽ phải giảm giá về vùng ít nhất 16k cho đến khi hoán đổi thành công. Cá nhân tôi xác định chủ quan kịch bản này khó xảy ra, mà nó sẽ nằm ở kịch bản 2.
- Kịch bản 2: Thực hiện không thành công.
Việc hoán đổi một cách phi lý này thực chất sẽ chịu sự phản đối của rất nhiều tổ chức và ảnh hưởng xấu đến quá trình tái cơ cấu NH với NĐT ngoại. Và thực chất việc này những người trên đã xác định là không thể thành công, vậy tại sao họ làm vậy? 
Mục đích chính của việc làm này cũng chủ đích giúp nhóm lợi ích có thể thoát hàng được ở giá cao. Ví dụ, MHB đang có giá 5k/cp và bây giờ có quyết định đổi 1:1 với BID thì dĩ nhiên họ bán 10-15k/cp thì những người mua được vẫn có lời => Nhưng thực chất họ đã bán được gấp đôi gấp ba giá hiện tại (thoát hàng giá cao). Và cuối cùng của vấn đề đơn giản chỉ là BID đưa ra 2 tình huống xử lý:
1, Tỷ lệ hoán đổi phải thay đổi để đảm bảo lợi ích của các cổ đông BID (sau khi nhóm lợi ích thoát hết hàng ở MHB), tỷ lệ này có thể là 1:2, hoặc 1:3.
2, Thông tin báo chí đưa bây giờ đã đạt được mục đích giúp nhóm lợi ích thoát và chuyển nhượng MHB, và giờ đây đính chính bán lại cho đối tác hoặc là tìm phương án sáp nhập với một ngân hàng khác...
Cá nhân tôi thiên về kịch bản 2, và trọng hợp hạ tỷ lệ hoán đổi. Và để nhận biết phương án 2 cũng rất dễ, chỉ bằng việc quan sát BID nếu >=17k là đang thực hiện phương án 2. Vì chẳng có lý do gì, tôi thực hiện phương án 1 mà lại không bán tháo BID để mua MHB cả.
Tóm lại:
Bài viết này chỉ dùng để viết riêng cho BID, nhưng tôi xin nhấn mạnh răng vấn đề này chính là động lực chính trong năm 2015, vì sao phải kéo dòng Bank trong các phân tích trước của tôi.
VCB, BID, CTG là những ngân hàng quốc doanh được đẩy lên giai đoạn đầu để thực hiện điều này, do đó nhóm này chạy trước 1 chu kỳ so với những cổ phiếu khác cùng ngành. Đánh giá tiếp theo của tôi vẫn là MBB, và năm nay BANK vẫn là trụ đỡ giúp VNINDEX lên 650-700 như những dự báo trước đây của tôi.
Phần thêm: Chart BID vẽ cho kịch bản 2, tiếp tục chờ cơ hội vượt đỉnh và xu hướng tiếp tục tăng

1 Nhận xét :

  1. Có thể BID và MHB sẽ theo phương án 1, nhưng vấn đề này đã xảy ra với VCB và Saigonbank. Những ai mua giá sàigonbank ở OTC bây giờ đã lỗ rất lớn, những cổ đông lớn đã chuyển nhượng được và bây giờ quay lại cover với giá thấp.

    Trả lờiXóa