9/12/13

Phân tích cổ phiếu theo Price Action

Hôm nay lên Vfpress thấy có bài phân tích cổ phiếu theo truờng phái Price Action khá hay và lạ lẫm, nên mạo muội xin phép tác giả đựoc lưu lên blog để tiện theo dõi và nghiên cứu. 


Bước đầu tiên hiểu một cách đơn giản nhất về Nến.


Price Action là phân tích hành đông của giá đi kèm với khối lượng, nhiều người nghĩ rằng với phương pháp này thì bạn phải “lột sạch” cái Chart của bạn ra, nhưng tôi không nghĩ thế, với kinh nghiệm của mình tôi nghĩ bạn vẫn nên cho vào Chart của bạn thêm 1 Indicator mà nó thể hiện được “xung lực” của giá, chẳng hạn MACD hay RSI chẳng hạn, tôi thường nói vui là “mặc Bikini cho chart còn hơn để nó cởi truồng” :). Nhưng nhớ là Chart của bạn chỉ nên có giá, khối lượng và duy nhất một Indicator đó thôi, nhiều hơn thì lại thành Indicator Action mất rồi, lúc ấy tẩu hỏa nhập ma thì buồn lắm.


Quay lại với chủ đề chính, nhiều người thường cố tình làm phức tạp hóa cây nến, trong những năm sống với thị trường tôi đã gặp khá nhiều dạng nhà đầu tư và các chuyên gia, có những người khi tôi hỏi về nến họ có thể kể cho tôi một list danh sách dài dằng dặc các loại nến nào là Hammer, Dark Cloud Cover, Piercing Line, Bullish Engulfing, … dễ đến cả hàng tá thứ, nhưng khi tôi hỏi họ những nguyên lý và cơ chế hình thành từng cây nến thì chẳng mấy ai trả lời được, họ nhớ quá nhiều dẫn đến họ chả biết gì về những gì họ nhớ và cuối cùng là đầu óc phân tích của họ chẳng khác gì tấm hình bên dưới là mấy.


Capture


Chúng ta đã thấy điên não chưa nào, vậy làm gì để xóa bỏ cái cục nợ này, cách tốt nhât là đơn giản hóa cái mớ lý thuyết đó đi, còn cách đơn giản thế nào thì giờ chúng ta cùng bước tiếp vậy.

Quay về với thời kỳ cổ điển nhất, nến chỉ có 3 dạng cơ bản là UpBar, DownBar (2 nến này đánh dấu kết thúc xu hướng) và ConsolidateBar (cùng cố xu hướng), triết lý đầu tư của nến chỉ ở 3 dạng này mà thôi, không nhiều hơn.


candle3-overview


Nhiều người sẽ cho rằng tôi bị hâm, người ta biết cả mớ nến thế kia còn không ăn thua gì đằng này lại cổ hủ bám lấy 3 cái nến cổ truyền của dân tộc. Thực ra tôi không phải là không thể nhớ được, tôi đã từng đọc vanh vách từng nến khi tôi mới vào nghề và tôi đoán nó cũng đơn giản với các bạn, nhưng việc hiểu và ứng dụng nó mới là khó, thực ra 3 cây nến trên đã chứa trong nó tất cả những nến và mẫu hình nến mà sách báo hay các trang web nói, tại sao tôi lại dám tự tin phát biểu như thế, mời các bạn đọc tiếp bài viết tiếp theo sẽ hiểu.

Bước 2: Gộp nến

Nến là dạng cơ bản nhất và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator, nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo ... Trong bài viết trước, tôi đã từng nói bản thân 3 cây nến kinh điển DownBar, UpBar và Consolidatebar đã ấn chứa trong nó tất cả các loại nến và mẫu hình nến mà các bạn được học, hôm nay tôi sẽ chứng minh điều đó.

Để chắc chắn mọi người đều có cùng “hệ quy chiếu” thì đòi hỏi mọi người phải cùng nhau hiểu về nguyên lý hình thành cây nến đã, tấm hình bên dưới nói rõ về nguyên lý hình thành cây nến, có người hiểu có người chưa nhưng tốt nhất là chúng ta đều cần phải hiểu.


candlestick


Nhắc lại một chút:
Cấu tạo của Nến bao gồm 4 yếu tô: Open (Mở cửa), High (Cao nhất), Low (Thấp nhất), Close (Đóng cửa). Từ 4 yếu đó này chúng ta chia nến ra 3 thành phần. Bóng trên, Bóng dưới và Thân, đây chính là linh hồn của cây nến.

Như vậy là tất cả chúng ta đều đã có cùng chỗ đứng và giờ thì cùng bước tiếp thôi nào J. Tiêu đề của bài đăng tôi để là “Kỹ năng gộp nến”, chắc khá nhiều bạn đã từng nghe đến khái niệm này nếu các bạn từng đầu tư trên thị trường ngoại hối, nhưng chưa ai đưa vào nó áp dụng trong chứng khoán cả, hôm nay thật may mắn vì tôi được giới thiệu và thực nghiệm cùng các bạn.

Phương pháp gộp nến khá đơn giản:
Giá mở cửa của cây nến gộp = Giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Giá đóng cửa của cây nến gộp = Giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.
Giá cao nhất của cây nến gộp = Giá cao nhất của các cây nến.
Giá thấp nhất của cây nến gộp = Giá thấp nhất của các cây nến.


candle5-blend1


Bên trên là một ví dụ đơn giản gộp 2 cây nến thành 1 cây nến, giờ thị bạn hãy thử lấy tất cả các mẫu hình nến trên tất cả các tạp chí, website và gộp nến lại xem nó có ra 3 cây nến kinh điển mà tôi đã nói không nhé :)

Bạn hoàn toàn có thể cộng gộp 1,2,3,4,…n cây nến để tạo thành một cây nến, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm đầu tư của mình thì tôi khuyên bạn nên chọn 3 cây nến là phù hợp nhất. Dưới đây là hình ảnh gộp nến trong Chart của tôi, vì code gộp nến tự động nên nhiều lúc bạn thấy nó gộp nến khá buồn cười và thể hiện tín hiệu không rõ ràng lắm, vì thế tôi vẫn thường dùng mắt và kinh nghiệm của mình để gộp nến là nhiều. Khi gộp nến bạn cần phải nhớ bản thân nến nếu nó đứng 1 mình thì độ tin cậy chỉ 40-60% nhưng nếu nó được kèm với các mức kháng cự và hỗ trợ thì độ tin cậy là cực kỳ cao.


123


Vậy là việc tìm hiểu về kỹ năng gộp nến đã xong. Đó là lý thuyết, còn thực tế trải nhiệm thế nào thì bạn cứ ttự mình gộp nến nhé, dần dần khi nhìn chart bạn sẽ tự động vẽ ra cây nến gộp được, hãy nhớ thật kỹ, nến chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu nó kết hợp với các mốc kháng cự, hỗ trợ và khối lượng, nếu không kết hợp được mấy cái này thì bạn gộp nến hay đến mấy cũng chỉ tốn công và gần như vô nghĩa! 

Bước 3: Tìm hiểu về Cản tĩnh và động.

Chắc nhiều người đã nghe về vùng cản, đây là vùng mà xu hướng hiện tại của giá có khả năng cao sẽ bị chặn lại. Vậy tại sao lại có cản động và cản tĩnh, cái này do tôi tự sáng tạo ra và đặt tên nên chắc nghe hơi ngộ ngộ.

Trước tiên là cản tĩnh: Đây là đường kẻ ngang màu xanh thẫm trong hình, nó là đường nối tập hợp các điểm mà tại đó giá phản ứng mạnh nhất trong lịch sử, thông thường các đường cản tĩnh sẽ tạo thành các đường song song với khoảng cách giữa các đường khá đều nhau. Công dụng của đường cản tĩnh là để bạn xác định được điểm phản ứng mạnh của giá, lúc này cộng với kỹ năng gộp nến và quan sát Volume bạn sẽ biết được giá có khả năng phản ứng đảo chiều tại đây hay không, ngoài ra cản tĩnh còn dùng để cúng cố sức mạnh cho cản động.

Cản động: Đây đường kẻ ngang màu đỏ, nó được tạo thành bởi vùng khu vực đi ngang của lần tích lũy hay phân phối cuối cùng nằm trong một đợt sóng tăng hoặc giảm giá dài hạn trước đó. Tại sao tội gọi là nó cản động, vì trong một xu hướng tăng hay giảm sẽ có nhiều khu vực tích lũy và phân phối, vì thế sẽ có nhiều vùng cản tạo thành, chỉ vùng cản cuối cùng bị giá bứt phá mới là vùng cản động thực sự. Giải thích thật khó hình dung, các bạn xem trong hình sẽ rõ hơn. Cản động là điểm cực kỳ then chốt để bạn xác định điểm mua bán.

12 

Việc xác định cản tĩnh và cản động là cực kỳ quan trọng, nó rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không kết hợp thêm chỉ số đo xung lượng giá, tôi nghĩ bạn nên dùng RSI hoặc MACD để đo lường, tính hiệu quả là rất cao. Trong bài tiếp theo “cây nến chỉ hướng” các bạn sẽ được biết chúng ta xác định vùng cản tĩnh và vùng cản động để làm gì.

Ngoài lề chút: Tôi thường không dùng biểu đồ giá dạng cơ bản để tìm vùng cản vì dễ gây nhầm lẫn,thay vào đó tôi dùng biểu đồ giá dạng cải biên đã có sự kết hợp giữa giá, xung lượng vào trên cùng một biểu đồ nến, lúc này cây nến sẽ phản ánh đúng những thứ tôi cần hơn, bạn nào có khả năng viết code có thể giựa trên ý tưởng này viết code cho mình, bạn nào không biết code thì đành phải kết hợp thêm 1 indicator RSI hoặc MACD cùng với biểu đồ giá để phân tích vậy.

Bước 4: Cây nến chỉ hướng.
Bài viết trước tôi đã đề cập đến các bạn 2 loại cản là cản tĩnh và cả động, trong đó cản tĩnh dùng để xác định điểm đảo chiều của giá, vùng cản động dùng để xác định điểm mua bán. Trong bài viết này tâm điểm của chúng ta sẽ là vùng cản động.

Quay lại với chủ đề của bài đăng đó là Cây Nến Chỉ Hướng. Đây là cái tên tôi tự đặt cho cây nến này ví đối với tôi nó là cây nến xác nhận cho xu hướng cũ đã chính thức bị phá vỡ và thay bằng xu hướng mới, bạn nào thấy không hay có thể đặt cho mình cái tên khác kêu hơn, nhưng trong nội dung bài viết từ giờ đi tôi sẽ gọi nó là “cây nến chỉ hướng” (miếng cơm của tôi) :)! Vậy cây nến chỉ hướng được xác định thế nào? Tôi không giỏi văn cho lắm nhưng đại loại thì có thể nhớ máy móc thế này: Nó là cây nến bứt phá ngưỡng cản động với khối lượng đủ lớn (nhưng không lên quá lớn, chỉ khoảng gấp 1,5-2 lần Volume trung bình là được), để dễ hình dung tôi có lấy ví dụ ở bên dưới, trong đó đường năm ngang màu xanh là cản tĩnh, đường màu đỏ là cản động và cây nến được tôi khoanh xanh là cây nến chỉ hướng.

cay nen chi huong 

Vậy chúng ta giao dịch với cây nến chỉ hướng làm sao? Đây là câu hỏi tùy thuộc vào mức độ kỳ vọng lợi nhuận và chấp nhận rủi ro của mỗi người, trong bài viết này tôi xin đưa ra cách “đi tiền” của mình, còn bạn nào có cách hay hơn thì xin hãy chia sẻ với cả nhà.

mua ban 

Trong trường hợp mua: Tôi ra tiền 2 lần, lần 1 tôi mua 30% số tiền tôi đã tính sẵn là sẽ dành để mua cổ phiếu đó, tôi mua lần 1 tại điểm đóng của của cây nến chỉ hướng, tức vừa bứt phá cản động. Thường thì sau khi bứt phá cản động, giá sẽ giảm nhẹ lại từ 1-2 phiên để test lại vùng cản động, nếu vùng cản động đủ mạnh giá sẽ bứt phá chạy tiếp lúc này tôi sẽ mua lần 2 với 70% còn lại khi giá vừa bượt vùng đỉnh của khu vực tích lũy trước đó, còn nếu vùng cản động yếu, giá rớt sâu xuống khỏi vùng cản động với khối lượng tăng cao, lúc này tôi sẽ bán ra bằng mọi giá.

Trong trường hợp bán: Tôi sẽ bán 50% số cổ phiếu khi giá chính thức xác nhận cây nến chỉ hướng giảm, lúc này tôi quan sát tiếp, nếu vùng cản động thành kháng cự mạnh và giá rớt tiếp tại đây tôi sẽ bán 50% còn lại.

Quay lại với biểu đồ tuần cả Hnxindex thì tôi sẽ giao dịch thế này.

hnxindex 

Như vậy tôi đã giới thiệu xong với các bạn toàn bộ lý thuyết về Price Action trong 4 bài viết, những bài viết tiếp theo sẽ là những bài viết kèm giữa kiến thức mở rộng và phân tích trực tiếp chỉ số , mã cổ phiếu để mọi người quan tâm cùng thảo luận, chia sẻ.

Ngoài lệ một chút: Có bạn hỏi tôi là sử dụng khung thời gian nào là phù hợp với Price Action. Đúng là tôi và các bạn chưa có dịp thảo luận về sử dụng khung thời gian nào để giao dịch tốt nhất với Price Action, có nhiều người sẽ sử dụng khung thời gian Daily, nhưng với kinh nghiệm của mình tôi nhĩ khung thời gian Weekly mới là phù hợp nhất với Price Action!

Bước 5: Hiểu về sự tương tác giữa 3 nhân tố: Price – Volume – Spread.

Đã nhắc đến price Action hay VSA thì không thể nào không nhắc tới 3 nhân tố trên, có nhiều sách báo họ thường ví von nghe rất kêu như Volume là chìa khóa của sự thật, giá là kim chỉ nam của cung cầu,…… Nhưng “đời không đẹp như mơ”, thực tế thì ai cũng biết những năm qua từ khi thị trường chứng khoán sinh ra cộng với đó là những rảo cản giao dịch như biên độ, T+,… đã làm cho toàn bộ lý thuyết này dường như chỉ đúng một phần ở Việt Nam. Chính vì thế khi áp dụng phân tích 3 nhân tố trên vào Việt Nam chúng ta phải linh động chỉnh sửa lại những lý thuyết một chút để phù hợp hơn với Việt Nam của chúng ta, bài viết này tôi sẽ vừa nêu ra lý thuyết cổ điển vừa đưa ra quan điểm khắc phục những điểm yếu trong lý thuyết đó ở Việt Nam, có thể quan điểm của tôi đôi lúc chưa phù hơp hoặc thiếu sót, lúc ấy mong cả nhà bổ xung để chúng ta hoàn thiện hơn.

Quay lại với 3 nhân tố, thì quan điểm của tôi về 3 nhân tố trên tại thị trường chứng khoán Việt Nam là như sau:
- - Price (O-H-L-C): Nó cho tôi biết ý đồ của những “tay to” đối với cổ phiếu.
- - Volume: Nó cho tôi biết hành động của các nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu.
- - Spread (độ biến động): Nó cho tôi biết trạng thái hiện tại của Hưng phấn và Sợ hãi.
Như vậy nếu kết hợp được 3 nhân tố trên thì tôi có thể biết được: Ý đồ của nhà cái, hành động của các thành viên trong bàn và tâm lý của họ là thế nào. Biết được những cái này thì tâm tôi sẽ đủ “tịnh” để tránh được những cạm bẫy từ sự ham muốn và sợ hãi mà không một Indicator hay System chạy theo giá nào có thể phản ảnh cho tôi.

4 quá trình của một cổ phiếu.
Con người sinh ra thì cũng có quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tư, thiên nhiên cũng tuân theo quy luật: Xuân – Hạ - Thu – Đông, nền kinh tế cũng không tránh khỏi việc Phục Hồi – Tăng Trưởng – Bão Hòa – Suy Thoái, mọi thứ đều tuần hoàn theo quy luật của vũ trụ. Chứng khoán cũng không ngoại lệ, tất cả đều tuân theo quy luật Tích Lũy – Tăng Trưởng – Phân Phối – Suy Giảm, không kể phá sảnJ! Có nhiều định nghĩa khác nhau về 4 giai đoạn trên, nhưng tôi thì không theo một thể thống gì cả, tôi bám theo định nghĩa của riêng mình.

Giai đoạn tích lũy: Thường thì một cổ phiếu không thể đang giảm mà tăng cái vèo được, nó cần có những giai đoạn tích lũy, trong giai đoạn này giá sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ với khối lượng sụt giảm mạnh. Đây là giai đoạn mà người bán cũng đã bán gần hết, số còn lại thì lỗ quá nên “đầu tư giá trị” luôn nữa và người mua cũng không thấy hứng thú, giá nó cứ đứng im, thỉnh thoảng đung đưa vài lệnh lô lớn. Giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy có từ 3-5 cây nến upBar, high Spread với Volume đột biến dãn cách nhau, ý đồ của tay to lộ rõ ở những chỗ thế này.

Giai đoạn phân phối: Tương tự như giai đoạn giảm, giai đoạn tăng giá của cổ phiếu cũng phải kết thúc bằng 1 thời kỳ phân phối trước đó. Phân phối là khi bạn nhìn thấy những cây Upbar, high spread với khối lượng trung bình và những cây Downbar, high spread với khối lượng lớn. Giai đoạn này bạn cũng sẽ thấy có từ 3-5 cây nến Downbar, high Spread với Volume đột biến dãn cách nhau, đây là những điều bạn phải chú ý.

Còn 2 giai đoạn tăng giá và giảm giá thì các bạn cũng biết rồi đấy, theo lý thuyết thì khối lượng đi cùng giá nghĩa là khối lượng củng cố cho giá, nghĩa là sao? Nghĩa là khi giá tăng khối lượng tăng thì đà tăng được củng cố, khi giá tăng khối lượng giảm nghĩa là đà tăng đang yếu dần,….. tương tự với cây nến giảm. Điều này không hoàn toàn đúng, đặc biệt với Việt Nam khi biên độ trần sàn làm giới hạn việc mua bán, nhiều lúc giá tăng khối lượng giảm là tốt, và giá tăng khối lượng tăng là xấu,…. Tôi nghĩ người đưa ra cái lý thuyết này không sai nhưng thiếu, thiếu vì không đưa thêm Spread vào, nếu bạn đưa Spread vào thì bạn sẽ thấy được toàn bộ bản chất của vấn đề.


0 Nhận xét :

Đăng nhận xét