19/4/13

Cách tính xăng dầu theo thông tư 234 /2009/TT-BTC


Có thể nói giá xăng dầu thời gian qua ở VN gây nhiều bức xức dư luận. Lên thì nhanh và mạnh trong khi giảm giá thì nhỏ giọt. Người tiêu dùng lý luận là giá thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng dầu trong nước sao không thấy giảm. Và họ luôn thắc mắc và đặt câu hỏi như thế .
    1. Thứ nhất giá cơ sở là gì??Giá cơ sơ được tính toán thế nào??
    2. Thứ hai là cách tính thuế vào giá cơ sở


Giá cơ sở = giá nhập khẩu bình quân 30 ngày + thuế, phí + trích quỹ bình ổn + chi phí/lợi nhuận định mức.


Giá nhập khẩu bình quân 30 ngày được tính= bằng giá Platts Singapore(lấy trên Reuters là GL92-SIN, sau đó tính trung bình 30 ngày gần nhất) + rồi cộng với chi phí (premium) về đến ViệtNam là khoảng 1 USD.
GL 92 sin.png


Mặc dù giá xăng A92-Singapore liên tục giảm mạnh trong những ngày gần đây, song mức giảm trong nước chỉ là 400 - 500đ/l, không bù đắp được so với giá tăng mấy ngày trước (18/04/2013)


Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối Việt Nam hiện sử dụng chỉ số giá Platts Singapore, cập nhật mỗi ngày để định giá giá xăng dầu biến động trên chỉ số này. Cụ thể, một doanh nghiệp nhập khẩu xăng vào thời điểm nhập khẩu được ấn định với giá bằng chỉ số giá Platts Singapore và chi phí cộng tới (premium) về đến Việt Nam thêm 1 USD/thùng.


Các đầu mối nhập khẩu mua theo phương thức 2-1-2 ( giao ngay) hoac 5-1-5 ( ký hợp đồng ). Các đầu mối nhập khẩu VN chưa thể thực hiện nghiệp vụ hedging do quy mô các nhà nhập khẩu còn nhỏ và TT VN cạnh tranh độc quyền.---> chưa thực hiện được nghiệp vụ hedging nên các nhà nhập khẩu VN bị nhiều risk. Cho nên các bạn thấy có thời gian giá thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng dâu VN không thể giảm do phải nhập theo phương thức 2-1-2 hoặc 5-1-5. Chung quy cũng là sự độc quyền lợi ích nhóm và 1 yếu tố nữa là cách tính thuế:


Và bất hợp lý của cách tính thuế:


Thông tư 234/2009/TT-BTC quy định, giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=){Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn giá (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.


Trong đó, giá cơ sở được tính bình quân của số ngày dự trữ lưu thông quy định tại Điều 22 Nghị định 84/2009/NĐ-CP (hiện nay quy định là 30 ngày).


Theo bảng tính giá cơ sở trên, ví dụ để tính giá cơ sở cho thời gian từ 25/8/12 đến 23/9/2012 (kể từ lúc doanh nghiệp đăng ký và Nhà nước điều chỉnh giá vào ngày 28/8 đến thời điểm các doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giá lần tiếp theo) phải dựa vào bình quân giá xăng dầu thế giới trong vòng 30 ngày.


Cụ thể đối với mặt hàng xăng RON 92, theo Bộ Công Thương, trong thời gian trên, giá nhập khẩu FOB bình quân 30 ngày là 122,165 USD/thùng (ngày cao nhất 14/9 xăng đạt đỉnh 126,170 USD/thùng, ngày thấp nhất 20/9 là 118,220 USD/thùng). Cách tính giá CIF (giá FOB cộng chi phí bảo hiểm và vận chuyển từ cảng nước ngoài về Việt Nam) như sau: 122,165 USD + 2,50 USD = 122,745 USD/thùng.


       thue chong thue.jpg


Mỗi thùng có 159 lít, nếu quy đổi thành tiền đồng phải lấy giá FOB nhân với tỉ giá USD Vietcombank là 20.878 VNĐ/USD: 122,745 x 20.878 : 159 = 16.117 đồng/lít.


Tuy nhiên, giá CIF để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lại tính theo tỷ giá liên ngân hàng (20.828) là: 122,745 x 20.828: 159 = 16.079 đồng/lít. Từ đó tính thuế nhập khẩu xăng (12% giá CIF) = 16.079 x 12 = 1.929 đồng/lít


Lưu ý, theo cách tính này, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu (chứ không phải bằng 10% giá CIF): (16.079 + 1.929) x 10% = 1.801 đồng/lít.


 thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính như sau: (giá CIF + thuế NK + thuế TTĐB + chi phí định mức + Lợi nhuận định mức tối đa + mức trích quỹ BOG + thuế bảo vệ môi trường) x 10%= (16.117 + 1.929 + 1.801+ 600 + 300 + 300 + 1.000) x 10% = 2.205 đồng/lít.



Sự bất hợp lý trong cách tính này là trong giá cơ sở xăng dầu thuế chồng lên thuế. Mà cụ thể là thuế TTĐB bằng 10% tổng giá CIF cộng với thuế nhập khẩu; hay thuế GTGT cũng bằng 10% trên tổng thuế nhập khẩu, TTĐB, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, thuế bảo vệ môi trường và mức trích Quỹ BOG.


“Nếu tính theo phương pháp này, thuế bảo vệ môi trường không phải là 1.000 đồng/lít mà phải tới 1.100 đồng/lít, các loại thuế khác cũng bị tăng một cách vô lý”-


Điều đáng chú ý là khi giá tăng thì nhà dầu cập nhật rất nhanh và tăng giá rất mạnh, còn khi giá giảm lại khá là chậm chạp và mức giảm lại không bù lại được trong khi giá thế giới giảm nhiều hơn so với mức tăng cũ. Ngoài ra, việc sử dụng các khoản thuế phí và lệ phí được công bố khá mập mờ. Công với việc doanh nghiệp không chịu công bố giá cơ sở công khai để mọi người được biết. 


Thiết nghĩ, nếu tình trang độc quyền xăng dầu còn kéo dài thì người dân còn phải chịu thiệt. Bộ Tài Chính cần yêu cầu các nhà dầu công bố công khai giá cơ sở để mọi người được biết. Ngoài ra cần tránh trường hợp các nhà dầu tự ý tăng tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý rồi lại đi báo lỗ, khó khăn.

Tổng hợp: Viet Duy

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét