5/9/12

Khí công chữa bệnh


Khí công chữa những bệnh mãn tính Hiện xu hướng các loại bệnh mãn tính đang phát triển. Theo võ sư Tuấn, những căn bệnh trên đều có thể tập đẻ phòng tránh và hỗ trợ điều trị bằng khí công. Như căn bệnh viêm xoang, có trường hợp chữa nhiều năm nay không khỏi, sau khi đến tập khí công và được võ sư Tuấn chỉ bảo đến nay bệnh xoang đã tự lui mà không cần uống thuốc.
Hay trường hợp chị Thơm phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội bị đau dạ dày năm năm. Sau khi tìm đến tập khí công do võ sư Tuấn chỉ bảo đến nay bệnh đã thuyên giảm đến 90% sau hai tháng tập luyện. Nếu cứ kiên trì tập luyện bệnh sẽ khỏi hẳn mà không cần dùng thuốc.
Theo võ sư Tuấn, người bị bệnh đau dạ dày, viêm xoang, đau khớp nhẹ có thể tự tập để cải thiện tình hình của bản thân theo các hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, nếu đã bị lâu năm, hoặc uống nhiều thuốc chưa khỏi thì nên có sự hướng dẫn cụ thể để đạt hiệu quả nhanh hơn, tốt hơn.

Bệnh đau dạ dày
1. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như sau:
- Tinh thần luôn căng thẳng, tâm lý không thỏa mái, lo âu, phiền muộn, ghen ghét, đố kỵ, …
- Chế độ ăn uống không hợp lý, không nề nếp, như ăn không thành bữa, ăn no quá mức, ăn tối xong đi ngủ luôn, ăn nhiều gia vị nóng, ăn không nhai kỹ, uống rượu bia quá nhiều…
1. Chế độ ăn uống hợp lý:
- Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ, chỉ nên ăn vào khoảng 80 – 85% khả năng ăn của mình.
- Ăn tối trước khi đi ngủ khoảng hai tiếng đồng hồ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, …
- Ăn ít đồ gia vị, muối, đồ cay, nóng.
- Uống nước từ hai đến ba lít một ngày.
1. Tinh thần và tâm lý:
- Tinh thần luôn vui vẻ, tâm lý không căng thẳng, để tạo cho trạng thái cơ thể tốt lên có thể đi dạo, tham quan, tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đi xe đạp, bơi lội, võ thuật, khí công, …
1. Quần áo mặc khi tập: Quần áo nên mặc bằng chất liệu cotton, nhẹ, không bó sát vào cơ thể.
2. Tắm rửa:
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Khi tập xong nghỉ ngơi khoảng 20 phút sau mới tắm. (Tắm bằng nước nóng hay nước lạnh tùy mỗi người).
1. Nơi tập: Thoáng mát, vệ sinh, tránh gió lùa mạnh vào cơ thể
2. Thời gian luyện tập : Nên tập luyện vào một thời gian nhất định trong ngày. Ăn xong khoảng 2 canh giờ mới được tập.
Theo ngũ hành, tỳ thuộc thổ, tăng ý và trí.
- Tỳ vị là gốc của huyết làm thông huyết vì có thủy cốc (thức ăn, nước uống) mới sinh ra huyết.
- Tỳ làm chủ cơ bắp, tỳ khí vượng làm ăn ngon chóng đói, tỳ khí suy thì ăn không ngon, gầy yếu.
- Vị có chức năng chứa đựng thủy cốc (thức ăn, nước uống), tỳ có chức năng chuyển hóa.
- Tỳ vị có thể ví như quân lương, quân lương khô cạn thì quân binh tức khắc tan rã.
- “Con người lấy tì vị làm gốc là then chốt sinh hóa trong hậu thiên, có nó thì sống, không có nó thì chết” – Lãn Ông
- Huyệt mộ của tỳ là trung quản, tỳ lấy cửa ngõ ở miệng và môi. Do đó “Tỳ là mẹ, vị là cha của các kinh”
* Công pháp 1: Ngồi xếp bằng, lưng thẳng mắt nhìn mũi, môi khép lại, lưỡi đưa lên vòm họng, thân thả lỏng, gạt bỏ tạp niệm, tâm bình. Hít thở nhẹ nhàng qua mũi dẫn khí đến huyệt trung quản (cách rốn về phía trên 4cm) ý thủ huyệt trung quản thổi nhẹ nhàng và êm sâu (thở vào bằng thở ra).
* Tác dụng: Chống rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, làm vượng tỳ khí và vị khí.
* Thời gian tập luyện 10 – 20 phút.
* Công pháp 2: Ngồi xếp bằng hoặc đứng hai chân bằng vai, toàn thân thả lỏng, ý thủ trung quản (cách rốn về phía trên 4cm) hai long bàn tay úp vào nhau. Xoa theo chiều kim đồng hồ 36 lần và ngược lại 36 lần. Hơi thở nhẹ nhàng êm sâu, thở vào bằng thở ra.
* Tác dung: Làm vượng tỳ khí và vị khí. 

Theo Võ sư chữa bệnh (Kỳ III)
Bệnh viêm xoang Xoang mũi thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc cả hai yếu tố trên
1 – Nguyên nhân gây bệnh.
- Do phế bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt, tà độc tồn đọng ở mũi gây ra bệnh.
- Ăn uống những đồ ăn cay nóng, ăn hoặc uống thức ăn đơn độc trong một thời gian dài.

- Cảm mạo tái phát nhiều lần, vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi gây bệnh
2 – Tránh dùng những thứ sau:
- Không dùng nước hoa có mùi thơm mạnh
- Không dùng trà, café, rượu thuốc lá khi ngủ dậy
- Hạn chế ăn các đồ rán, nướng có nhiều gia vị.
3 – Chế độ ăn uống hợp lý.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ăn ít đồ cay nóng, gia vị.
- Uống từ hai đến ba lít nước trong một ngày.
- Ăn tối trước khi đi ngủ từ hai đến ba tiếng.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
4 – Tinh thần và tâm lý.
- Tinh thần luôn vui vẻ, tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái. Tham gia các hoạt động thể thao như bong đá, bơi lội, võ thuật, khí công…
5 – Quần áo tập.
- Gọn gang, không bó sát vào cơ thể.
6 – Nơi tập:
- Thoáng mát, vệ sinh, tránh gió lùa mạnh vào cơ thể.
7 – Tắm rửa:
- Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ (tránh bị lạnh xâm nhập vào cơ thể) không tắm đêm, đi sương, cảm lạnh.
8 – Thời gian luyện tập:
- Nên tập vào một thời gian nhất định trong ngày, ăn xong ít nhất hai tiếng mới được tập.
Biểu hiện của xoang mũi:
- Mũi đau, sổ mũi, xuất huyết mũi, đau đầu, đau lên ổ mắt, gốc mũi, trán, tai, má, nghẹt mũi, tắc mũi kéo dài mất khứu giác, chảy nước mũi trong hoặc vàng có mũi hôi.
· Công pháp 1:
Ngồi bán già hoặc kiết già, hai tay chống xuống đất dọc thân ngón tay hướng về phía trước, hít vào nhẹ êm sâu từ từ gập người về bên trái, trán chạm vào gối trái hoặc không chạm vào cũng được. Giữ hơi thở 5 tức (1 lần hít vào 1 lần thở ra là 1 tức), xong hít vào và thẳng người lên, xong làm lại với bên phải, làm 4 lần mỗi bên.
· Tác dụng:
Tăng cường phế, thận, tỳ vị, chữa xoang mũi, làm da mặt hồng hào.
· Công pháp 2:
Ngồi bán già hoặc kiết già, hai tay đặt lên gối, hít vào nhẹ nhàng êm sâu, bế khí (nín thở) cúi đầu về phía trước (chú ý lưng thẳng) bế khí vào đến khi nào cảm thấy khó chịu thì từ từ thẳng đầu len hít vào, làm bốn lần.
· Tác dụng:
Tăng cường phế, chữa xoang mũi, các bệnh về đường hô hấp.
· Chú ý:
Hít vào và nhẩm đếm đến 5, bế khí và nhẩm đếm đến 15, thở ra nhẩm đếm đến 5.
Đau khớp hông và gối.
Đau xương khớp hông vì nó phải chịu sức nặng của toàn cơ thể sẽ có cảm giác đau xung quanh hang, mặt ngoài của hông và đầu gối, làm suy giảm hoạt dịch để bôi trơn khớp, đầu gối sưng. Do đau nên bị hạn chế vận động nên các khớp ngày càng cứng mất đi sự linh hoạt và co duỗi.
· Công pháp 1:
Đứng, chân trái bước về phía trước một bước, gối trái chùng xuống thành cung bộ trái hay đinh tấn trái, chân phải phía sau. Kiễng gót chân lên còn các ngón chân bám đất, hai tay chống gối trái, ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng, mông từ từ hạ xuống thở ra. Hít vào từ từ nâng mông lên (1 lần lên 1 lần xuống tính là một lần) làm 16 – 32 lần cho mỗi chân xong lại đổi chân phải ở trước chân trái hay phía sau.
· Tác dụng:
Hông, háng, gối vững vàng có lực chống tê mỏi chân.
· Công pháp 2:
Đứng thẳng mắt nhìn thẳng, hai tay chống hông, nhấc gối trái lên mũi chân chúc xuống đất, gối hướng thẳng về trước, song song với mặt đất, hạ chân trái xuống đất và nhấc chân phải lên làm giống chân trái (làm 16 – 32 lần mỗi chân)
· Tác dụng:
Phòng ngừa hông, háng, gối đau mỏi, cổ chân yếu.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét