20/7/12

Tiềm lực quân sự Việt Nam ở biển Đông

1. Lục quân: đứng đầu Đông Nam Á, với khoảng 500k quân, hàng nghìn xe tăng T-54,55, gần trăm T-62, lượng pháo các loại khá lớn, tên lửa tạm được, lực lượng dự bị động viên dồi dào, CN quốc phòng ở mức khá, đủ trang bị đến cấp trung đoàn.
2.Hải quân
Hải quân Việt Nam qua con mắt báo chí nước ngoài
Tàu Taratul - HQVN
Kilo(sát thủ dưới nước đây là lại tàu mới nhất vừa được cập nhật từ Nga mình có 6 chiếc loại này(Trung quốcmaanhj thế cũng chỉ có 12 chiếc thôi mà hàng tầu thì các bạn biết rồi đó chỉ đẹp sơn thôi) .

Mạng tin tức Fox Hoa kỳ cho biết với động thái này Hải quân Việt Nam sẽ nâng cao khả năng bảo vệ Biển Đông và nâng cao khả năng cảu Hải quân Việt Nam trong chiến đấu nếu xảy ra chiến sự với Trung Quốc trên Biển Đông . Như vậy hải quân Trung Quốc không còn chiếm ưu thế quá lớn trên Biển Đông . Tuy nhiên chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết trên “thời báo toàn cầu “ cho rằng hải quân Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng tác chiến xa bờ mà vẫn phải dựa vào lực lượng bờ biển và các trang thiết bị hiện đại mới chỉ là ước lượng trong tương lai .
Molnya và các tàu chiến khác yểm trợ Trường Sa

Nhà máy đóng tàu Admiral của Nga tại St Petersburg chính thức đưa tin hợp đồng đóng 6 tàu ngầm lớp Kilo thế hệ thứ 5 của Nga cho Việt Nam với tổng giá trị 1,8 tỷ đồng và sẽ được giao hàng bắt đầu từ năm 2009 , 2010 .

Tàu ngầm lớp Kilo là loại tàu ngầm tấn công phổ biến trên thế giới , nó đã được bán cho 29 quốc gia trên thế giới . Trong thời kỳ chiến tranmh lạnh phía Việt Nam đã rất mong muốn có tàu ngầm Kilo và sau nhiều năm thương thảo dự án này và mong muốn này của người dân Việt Nam đã trở thành hiện thực với giá trị 1,8 tỷ đô la Mỹ ,chiếm hơn một nửa tổng ngân sách quốc phòng của Việt Nam .

Theo hãng tin tức Fox thì việc Việt Nam trang bị 6 tàu ngầm lớp kilo thế hệ thứ 5 của Nga như một động thái gửi đến Trung Quốc , động tháp đáp trả một cách rõ ràng với việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hải quân lớn ở đảo Hải Nam và trên đảo Hoàng Sa . Họ sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển Đông của họ và ngăn chặn các nguy cơ khác trong vòng 2,000 dặm bờ biển .
Được các chuyên gia quân sự xếp vào nhóm tàu ngầm diesel ít phát sinh tiếng ồn nhất khi hoạt động, tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là sát thủ vô hình dưới biển. 

Tàu ngầm Kilo bắt đầu phục vụ trong quân đội Nga từ đầu những năm 1980. Nó được thiết kế bởi Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào tính năng nâng cấp, tàu ngầm Kilo được chia làm hai loại là kiểu 877EKM và kiểu 636. 
Thời gian đầu, tàu ngầm lớp Kilo được đóng tại nhà máy đóng tàu Komsomolsk nhưng hiện nay nó chủ yếu được đóng tại nhà máy Admiralty ở St Peterburg.
Tàu Kilo được trang bị hệ thống kiểm soát và chỉ huy đa nhiệm rất hiệu quả. Trung tâm của hệ thống là một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý các thông tin và hiển thị một cách trực quan, có khả năng ngay lập tức đưa ra các thống số như phần tử bắn, kiểm soát vũ khí cùng các hướng dẫn về điều khiển khác.
Hệ thống vũ khí

Vũ khí chính của tàu là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang theo 18 ngư lôi bao gồm 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, ống phóng ngư lôi có thể được sử dụng để rải mìn với cơ số lên tới 24 quả. 

Ngư lôi được sử dụng trong Kilo là loại được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng mục tiêu rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất hai phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau năm phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai.
Một vũ khí khác có thể sử dụng trên tàu ngầm lớp Kilo là tên lửa Novator Club-S ( NATO gọi loại tên lửa này là SS-N-27 Sizzler). Club-S có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg của nó. 

Ngoài ra, Kilo cũng được trang bị bệ phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela 3 hoặc Igla. Các loại tên lửa này được thiết kế bởi cục thiết kế Fakel đặt tại Kaliningrad. Tên lửa phòng không Strela-3 (NATO gọi là SA-N-8 Gremlin) sử dụng đầu dò hồng ngoại làm lạnh bằng Nitơ lỏng. Nó có tầm bắn xa nhất là 6 km và đầu đạn nặng hai kg. 

Igla (loại lửa mà NATO gọi là SA-N-10 Gimlet) là loại tên lửa tầm nhiệt nhưng nặng hơn Strela-3. Nó có khả năng tấn công mục tiêu bay ở khoảng cách năm km với tốc độ tối đa là 1,65 M. 

Hệ thống điều khiển và động lực 

Cảm biến được lắp đặt trên Kilo là loại sonar MGK-400EM, giúp cho tàu có khả năng phát hiện được các sóng âm mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra từ khoảng cách rất xa. Bên cạnh đó là các loại thiết bị đối kháng điện tử (ESM), cảnh báo radar và các thiết bị định vị tìm đường.
Kilo được trang bị hai động cơ diesel cực mạnh và chân vịt 7 cánh giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn. Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin chứa trong khoang thứ nhất và thứ 3 trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày. 
Hệ thống Bastion trang bị tên lửa đất đối hạm tầm bắn 300 km sẵn sàng diệt tàu 20.000 tấn

Từ động thái một số sỹ quan cao cấp Việt Nam thăm Hàng không mẫu hạm Hạm đội 7 của Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam sẵn sàng chia sẻ và hợp tác quân sự với phía Mỹ , một động thái rất rõ ràng cho phía Trung Quốc thấy khả năng hợp tác của Hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ là rất khả thi khi Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ “hung hăng , bành trướng “ trên Biển Đông .
Saddock tên lửa đất đối hạm tầm bắn 500 km sẵn sàng diệt tàu 20.000 tấn

Theo tuần báo Jane's Defense nhận định Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng đến Hải Quân và đã rót khá nhiều vốn cho lực lực lượng hải quân .Hiện nay lực lượng hải quân Việt Nam có tới 5 triệu quân , phân bố từ Bắc Trung Nam với 120 tàu chiến các loại . Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và không ngừng , Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển kinh tế và quốc phòng ngang nhau . Ngoài 6 tàu ngầm Kilo sắp nhận thì sau năm 2009 Việt Nam sẽ có hai soái hạm Gerpad loại tàu chiến hiện đại của Nga .
Như vậy việc Hải quân Việt Nam không có tàu ngầm hạt nhân và Hàng không mẫu hạm , nhưng lực lượng cảu Hải quân Việt Nam đủ sức để đáp ứng được tất cả các yếu tố xảy ra trên Biển Đông .
Theo Fox của Hoa Kỳ lịch sử xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có năm 1988 . Phía Trung Quốc đã bị thiệt hại ít hơn Việt Nam , nhưng cũng được coi là một chiến thắng của họ . Với Hải quân Trung Quốc hiện nay họ mạnh hơn tất cả mọi thời đại trước đó . Nhưng nếu chiến sự xảy ra trong năm 2012 thì họ khó có thể dành được một chiến thắng nhanh chóng như trong thế kỷ 20 trước đó . Đó là lực lượng Trung Quốc phải đối mặt với tàu ngầm của Việt Nam , đối mặt với các vũ khí phòng vệ từ trong bờ cảu Việt Nam , lực lượng không quân hùng hậu được trang bị tên lửa diệt hạm … Nếu xung đột càng kéo dài khả năng xảy ra là Trung Quốc sẽ mất biển Đông .
Khả năng tác chiến của không quân nhân dân Việt Nam

Những điểm còn yếu của Hải quân Việt Nam

Mặc dù được nhiều báo chí phương Tây ca ngợi nhưng Hải quân Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu theo Li Jie nhận xét trên thời báo toàn cầu .

Điểm yếu của Hải quân Việt Nam hiện nay là thiếu các trang thiết bị vũ khí mới và hiện đại , mặc dù đã và đang bổ sung các thiết bị chống ngầm và tàu ngầm nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu và HQVN khó có thể thể đáp ứng được trong một cuộc chiến tranh hiện đại .

Sau chiến tranh Việt Nam như là một ‘sức mạnh thứ 3 trên thế giới “ về quân sự với các trang thiết bị vũ khí của Liên Xô và của Mỹ để lại . Tuy nhiên sau nhiều thập niên với sự hao mòn của trang thiết bị với thời gian và sự lạc hậu cảu trang thiết bị , khả năng chống đỡ của Hải Quân Việt Nam là rất hạn chế . Hải quân Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu là các trang thiết bị khí tài từ thế kỷ 20 , sản xuất thì sản xuất được những vũ khí từ những năm 40 , số lượng tàu đóng mới chủ yếu là tàu vận tải , trang bị chỉ mới có hai tàu ngầm mini . Mặc dù đã được nhắc đến các trang thiết bị vũ khí mới nhưng vẫn còn một thời gian nữa để Hải quân Việt Nam làm quen với các trang thiết bị khí tài mới như tàu ngầm , trang thiết bị cảnh báo sớm , kiểm soát các hệ thống thông tin điện tử cao cấp ,…v.v hợp đồng tác chiến của Hải quân Việt Nam và khả năng chống lại các nguy cơ vẫn còn rất mong manh .
Tờ Vedomosti của Nga ngày 14/5 cho hay, từ năm 2010, Tập đoàn Xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport của nước này bắt đầu chuyển giao cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 theo một hợp đồng ký tháng 1/2009.
Theo ước tính, Hợp đồng này trị giá hơn 500 triệu đô la, chỉ gồm các máy bay, chứ không tính vũ khí. Việc mua thêm tên lửa và thiết bị mặt đất sẽ cần thêm vài trăm triệu đô la nữa. Tuy nhiên, tờ Vedomosti cho hay, Hãng Rosoboronoexport chưa xác nhận chính thức tin này và từ chối bình luận.
Theo đánh giá của Military Balance, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế IISS, hiện Không quân Việt Nam có 140 máy bay tiêm kích MiG-21-bis, 53 máy bay tiêm kích-bom Su-22М3/М4 (chuyển giao từ thời Liên Xô).

Theo ông Konstantin Makienko thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích Su-27SK/UBK trong những năm 1990 và 4 Su-30МКК năm 2004. 12 Su-30MK2 mua thêm sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh của Không quân Việt Nam. Với Hợp đồng này, sau vài năm nữa, Việt Nam có thể lọt vào nhóm 5 nước nhập khẩu lớn nhất vũ khí Nga, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria và Venezuela.
Su-30MK2 là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi, là một trong các biến thể cải tiến, thuộc họ máy bay Su-27 nổi tiếng của Viện Thiết kế OKB Sukhoiи. Su-30MK2 được dùng để giành ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, huấn luyện người lái, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi thời tiết.
Hệ thống vũ khí của Su-30MK2 gồm: 1 pháo tự động cao tốc 1 nòng GSh-301 30 mm gắn trong máy bay (cơ số đạn 150 viên), tên lửa, rocket và bom lắp bên ngoài trên 12 điểm treo dưới cánh và thân máy bay. Vũ khí không-đối-không gồm: tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn hồng ngoại R-27T1, R-27ET1, tự dẫn radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1; tự dẫn radar chủ động RVV-AE; tên lửa tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại R-73E. 

Vũ khí không-đối-diện gồm: các tên lửa Kh-59ME, Kh-35E, Kh-59MK; tên lửa chống hạm cao tốc tầm trung tự dẫn radar chủ động Kh-31A; tên lửa chống radar tầm trung tự dẫn radar thụ động the Kh-31P; tên lửa tầm ngắn tự dẫn bằng truyền hình Kh-29T, Kh-29TE, tự dẫn laser Kh-29L; các loại bom có điều khiển tự dẫn bằng truyền hình KAB-1500Kr và KAB-500Kr (KAB-500-OD); các loại bom không có điều khiển cỡ 500, 250 và 100 kg; các loại bom chùm, bom cháy; rocket S-8, S-13 và S-25-OFM. 

Các nước sử dụng Su-30MK2, ngoài Việt Nam, còn có Venezuela (24 chiếc), Indonesia (3 chiếc), Trung Quốc (24 chiếc trong trang bị của Hải quân, chuyển giao năm 2004).
                                                             (Duy Viết sưu tập)

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét