8/11/11

Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp (Operational Risk Management) trong Ngân hàng


Quản lý rủi ro tác nghiệp đem lại sự an toàn, uy tín và hiệu quả!

Quản lý rủi ro tác nghiệp (QLRRTN) là một nghiệp vụ không xa lạ đối với các nước tiên tiến nhưng lại rất mới mẻ với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Vậy để biết về QLRRTN là gì? Tại sao phải quản lý và ai là người quản lý? bài viết xin giới thiệu sơ bộ những nét cơ bản về nghiệp vụ mới này tới các đồng nghiệp trong hệ thống.

1. Rủi ro tác nghiệp là gì?
Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

2. QLRRTN là gì?
Quản lý rủi ro tác nghiệp là quá trình tiến hành các biện pháp để xác địnhđo lườngđánhgiá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm thiểu rủi ro và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này.

3. Mục tiêu QLRRTN:

- Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.

- Giảm vốn dành cho rủi ro tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh.

- Bảo vệ uy tín của NH, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

4. Tại sao phải QLRRTN?
Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng định tính bị mất vì rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra RRTN còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Mặt khác trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, RRTN dường như tiếp tục tăng do:

- Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên.

- Hội nhập quốc tế ngày một tăng

- Áp lực công việc, đòi hỏi kết quả cao hơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân viên và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn.

- Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn.

- Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng hơn.

Với những lý do trên cho thấy việc QLRRTN càng trở nên cấp thiết đối với xu thế hội nhập quốc tế ngày nay của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

5. Các loại rủi ro tác nghiệp

5.1. Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng5.1.1. Rủi ro do cán bộ ngân hàng:

- Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép.

- Không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của NHCT, NHNN và các văn bản pháp luật hiện hành.

- Không tuân thủ các quy định /quy trình của hệ thống hỗ trợ, hệ thống core, không hỗ trợ kịp thời hoặc hỗ trợ không hiệu quả, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ.

- Không chấp hành nội quy cơ quan, Hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở như: an toàn lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng...

- Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho NH.

5.1.2. Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ:

- Có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho NH.

- Chưa phù hợp, gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong NH.

5.1.3. Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ, Corebanking:
* Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin, Corebanking:

+ Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thông tin không an toàn.

+ Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm/các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hỏng hóc hoặc không hoạt động.

* Rủi ro từ các hệ thống hỗ trợ khác:

+ Do việc chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ chưa kịp thời, chưa hiệu quả hoặc chồng chéo gây khó khăn, ách tắc cho bộ phận nghiệp vụ.

+ Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ.

5.2. Rủi ro do các tác động bên ngoài:
- Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài NH (hành động phá hoại, đánh bom...).

- Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của NH.

- Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

6. Trách nhiệm quản lý RRTN là những ai?
- Hội đồng quản trị ban hành các chính sách QLRRTN.

- Hội đồng rủi ro tác nghiệp chỉ đạo điều hành triển khai các chính sách QLRRTN do HĐQT ban hành.

- Phòng QLRR thị trường và tác nghiệp tại Khối QTRR-Hội sở chính là đầu mối tổng hợp thong tin toàn hệ thống, tham mưu cho “Ủy ban Quản lý rủi ro” về công tác QLRRTN.

- Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh, Sở giao dịch là đơn vị đầu mối thực hiện công tác QLRRTN tại Chi nhánh, Sở giao dịch.

- Khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra lại toàn bộ hoạt động công tác QLRRTN của toàn hệ thống NH.

- Các Trung tâm, Phòng/Ban tại Hội sở chính, Trung tâm Công nghệ thông tin; các phòng ban tại các Chi nhánh, Sở giao dịch là những đơn vị trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình QLRRTN tại bộ phận mình.

Qua những nét sơ bộ trên cho thấy mấu chốt của công tác QLRRTN là từng phòng ban xác định được đây là nhiệm vụ mà các đơn vị cần phải trực tiếp thực hiện vì nó đem lại hiệu quả, lợi ích cho chính mỗi phòng ban.


QLRRTN yêu cầu lãnh đạo từng phòng, ban nắm bắt được mọi hành vi, mọi hoạt động tác nghiệp của từng cán bộ để kiểm soát được rủi ro, phòng chống được rủi ro, tổn thất do tác nghiệp gây ra
                                        Tham khảo: MBbank

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét