Thế kỷ 20 là một khoảng thời gian biến động dữ dội nhất của lịch sử nhân loại. Trong lĩnh vực kinh tế, hàng loạt các ý tưởng kinh tế từ thực tế đến không tưởng đều được mang ra ứng dụng, điều này đã khiến cấu trúc xã hội hiện đại biến đổi không ngừng. Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề đó, Vietimes trân trong giới thiệu loạt bài viết, Diễn từ tuyên dương của Viện Hàn lâm hoặc là Diễn từ nhận giải Nobel Kinh tế, về các nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobel Kinh tế trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. | |
Dưới đây là Bài diễn văn của Giáo sư Erik Lundberg nhân giải Nobel Kinh tế năm 1969 được trao cho Ragnar Frisch và Jan Tinbergen Tâu hoàng đế, tâu hoàng tử, thưa toàn thể quý bà, quý ông! Trong vòng 40 năm qua, khoa học kinh tế học càng ngày phát triển theo hướng ứng dụng những phát minh toán học mới và thống kê lượng vào kinh tế. Các phân tích khoa học trong các lĩnh vực này được sử dụng để giải thích các quá trình kinh tế như tăng trưởng kinh tế, dao động của các chu kỳ kinh tế và sự tái phân bổ các nguồn lực kinh tế với các mục đích khác nhau. Trong đời sống kinh tế, có một tổng hoà khó nắm bắt của các quan hệ kinh tế khá hệ thống, ở đó người ta có thể thấy được ít nhiều sự lặp lại của các mô hình, các sự kiện độc đáo mang tính lịch sử và sự đổ vỡ. Đối với người thế tục, nếu không có sự hỗ trợ từ thí nghiệm về quy luật phát triển của các tiến trình kinh tế vô cùng phức tạp và việc áp dụng các phân tích về toán học và thống kê học, thì sẽ không thể biết được điều gì đang diễn ra đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, các cố gắng của các kinh tế gia để xây dựng các mô hình toán học liên quan tới mối quan hệ kinh tế chiến lược và tiếp đó với sự hỗ trợ của thống kê học về chuỗi thời gian để có thể lượng hoá thực tế,đã thúc đẩy thành công. Thậy đúng vậy, theo dòng phát triển của các nghiên cứu kinh tế, vào các thập kỷ gần đây toán kinh tế và kinh tế lượng đã trở thành phương pháp cơ bản trong nghiên cứu kinh tế. Vì vậy, nó là một điều tự nhiên khi Ngân hàng Thuỵ Điển trao giải về khoahọc kinh tế lần đầu cho hai học giả có lẽ là tiên phong trong lĩnh vực này, đó là: Ragnar Frisch của Na-uy và Jan Tinbergen của Hà Lan. Từ những năm cuối thập kỷ 20, giáo sư Frish và Tinbergen đã cùng nghiên cứu chung một lĩnh vực. Mục đích của họ là tạo lập tính toán học cụ thể cho lý thuyết kinh tế và diễn tả nó dưới hình thức cho phép có thể kiểm nghiệm và lượng hoá được các giả thuyết kinh tế. Mục đích chính là thoát khỏi tính không rõ ràng và mang tính văn chương nhiều hơn của kinh tế học. chẳng hạn như một trong những nguyên do đối với các chu kỳ kinh tế và sự tập trung các chuỗi liên kết nhân quả đơn giản đã được đơn giản hoá trong nghiên cứu của Frish và Tinbergen theo các hệ thống toán học chỉ ra trạng thái liên quan giữa các biến kinh tế. Cho phép tôi đưa ra ví dụ, các nghiên cứu tiên phong của giáo sư Frish vào những năm đầu của thập kỷ 30 là nền tảng hình thành lý thuyết về các chu trình kinh tế. Ông giải thích về cách thức một hệ thống năng động với sự khác biệt và các biểu thức khác nhau trong đầu tư và chi phí tiêu dùng, với sự hạn chế về tiền tệ, đã tạo ra chu kỳ suy thoái với dao động từ 4 đến 8 năm. Bằng cách so sánh hệ thống với những sụp đổ kinh tế ngẫu nhiên, ông có thể cho thấy rằng sự di chuyển của làn sóng kinh tế trở nên thường xuyên và không cố định trên thực tế. Ông là người tiên phong, đi trước thời đại trong việc xây dựng các mô hình toán học trong kinh tế, có rất nhiều người đã kế tiếp sự nghiệp của ông. Ngoài ra, ông cũng đóng góp các phương pháp cho việc nghiên cứu thống kê cho các giả thuyết. Frisch Timbergen Giáo sư Tinbergen chủ yếu nghiên cứu đến lý thuyết về động lực kinh tế bằng ứng dụng khoa học thống kê. Các tác phẩm tiên phong xuất sắc của ông trong lĩnh vực này là nghiên cứu kinh tế lượng của các chu kỳ phát triển kinh tế Mỹ. Mục tiêu quan trọng trong tác phẩm nghiên cứu ấn tượng là việc thử nghiệm giá trị chứng minh của tính riêng biệt hiện hành của lý thuyết chu kỳ kinh tế bằng việc định rõ, định lượng, tầm quan trọng của các nhân tố khác nhau. Tinbergen xây dựng một hệ thống kinh tế lược bao gồm khoảng 50 biểu thức, quyết định hệ số tương tác và nhân tố “đầu cuối” với sự giúp đỡ của phân tích thống kê. Một số trong các kết luận của ông đã mang lại sự chú ý lớn và vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Những tác phẩm về kinh tế lượng của ông đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toán lô gic sau này. Với sự trợ giúp của phân tích kinh tế vĩ mô để xây dựng các lý thuyết cho việc xây dựng chính sách kinh tế dài hạn và bền vững. Hai học giả đã đưa ra những phân tích nền tảng cho cơ sở lý thuyết trong việc đưa ra các quyết định duy lý trong lĩnh vực chính sách kinh tế. Vào cuối những năm 30, Frisch đã trình bày ý tưởng mới về một hệ thống kế toán quốc gia cụ thể cho toàn bộ nền kinh tế và coi nó như là sự hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách kinh tế đúng đắn cho Na Uy. Cấu trúc hệ thống kế toán quốc gia Thuỵ Điển và ngân khố quốc gia vào giữa những năm 40 cũng phần lớn dựa trên các nghiên cứu của giáo sư Frisch tạiViện Nghiên cứu kinh tế xã hội Oslo. Giáo sư Tinbergen, với sự trợ giúp của các lý thuyết do Frisch xây dựng, đã phát triển một hệ thống chính sách kinh tế đơn giản hoá và đưa vào áp dụng tại Hà Lan. Ông đã để cho các chinh sách kinh tế quốc gia hoạt động trong mô hình của hệ hống kinh tế với một số biến số và các hàm giống nhau. Trong khuôn khổ của một hệ thống nhất định, theo nguyên tắc, ứng với bao nhiêu mục tiêu khác nhau thì nhà nước phải có bấy nhiêu công cụ chính sách kinh tế. Với tư cách là người đứng đầu Cục Kế hoạch trung ương tại Hague, giáo sư Tinbergen và các cộng sự của ông đã xây dựng một mô hình kinh tế lượng để dự đoán và xây dựng kế hoạch cho chính sách kinh tế tại Hà Lan. Trong suốt 10 năm qua, cả hai giáo sư đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình để nghiên cứu phát triển và xây dựng các chính sách kinh tế dài hạn và đề cập cụ thể tới vấn đề của các nước đang phát triển. Giáo sự Tinbergen được nhắc đến như người đi đầu trong việc đưa ra các chọn lựa ưu tiên trong đầu tư và việc sử dụng “giá bóng”. Giáo sư Frisch đã phát triển các mô hình quyết định trong việc lập kế hoạch kinh tế, phát minh ra phương pháp lập trình toán học để khai thác các kỹ thuật máy tính hiện tại. Giáo sư Frisch (không có mặt do ốm) và giáo sư Tinbergen,cả hai giáo sư là người tiên phong phát triển khoa học kinh tế thành khoa học lý thuyết toán và định lượng. sự đóng góp của hai ngài trong việc tạo ra một nền tảng đúng đắn cho chính sách và kế hoạch kinh tế với sự trợ giúp của lý luận phát triển và phân tích thống kê đòi hỏi sự đột phá có tính kỹ thuật cao. Hiện nay cả hai ngài tiếp tục công trình nghiên cứu được thiết kế như trên nhằm giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới. tôi rất vinh dự được truyền lại lời chúc mừng của viện khoa học hoàng gia tới hai ngài, và xin mời ngài, giáo sư Tinbenger nhận từ tay hoàng đế , giải nobel khoa học kinh tế năm 1969, thể hiện lòng tưởng nhớ đến Alfred Nobel Từ giả thuyết tới ứng dụng thực tế: chứng minh toán kinh tế của RACNAR FRISCH Trong bài luận nói về toán kinh tế này với mục đích và ứng dụng của nó đối với khoa học kinh tế tạo ra một sự tốt đẹp hơn cho vận mệnh con người. tôi sẽ cố gắng bao quát với phạm vi rất rộng. khi tôi nói đến phương pháp luận trong các lĩnh vực đặc thù đã được đề cập- về những lĩnh vực mà tôi được coi là có chút hiểu biết hơn- tôi luôn cảm thấy hoàn toàn không xứng đáng khi chỉ tập trung vào những phạm vi đặc biệt này mà không xét đến chúng ở mức độ sâu rộng hơn. Do vậy chắc chắn trong phạm vi của bản báo cáo này tôi cần phải xét đến cả một số ngành khoa học mà trong đó có thể nói là không phải chuyên môn của tôi, hi vọng là người thế tục có đôi chút hiểu biết nào đó. Đối với phần nào sai sót của tôi trong những lĩnh vực này tôi xin bạn đọc thứ lỗi. Vậy bài thuyết trình này sẽ bao gồm trong phần giới thiệu những suy ngẫm về trí năng và sự thông thái, hiểu biết của con người (hai thứ hoàn toàn khác nhau) và bản chất của các quy luật tự nhiên. Tôi sẽ cố gắng trình bày những nhận xét của mình đến chừng mực có thể mà không có chi tiết chuyên môn và toán học, vì tôi muốn tiếp cận với những toàn thể công chúng người đọc. ở đây tôi sẽ mạo muội trình bày những nội dung mà có vẻ thông thường với một số đồng nghiệp xuất sắc của mình. Những phân đoạn sau đây có thể làm nó thêm xác thực hơn ý định của tôi bởi những trình bày có hệ thống tổng quát ở trên. Ở bước này tôi xin chỉ đề cập biểu hiện đáng chú ý của sự khác nhau giữa trí năng và khôn ngoan: với trường hợp của Evariste Galois (1811-1832). Ông ấy là một trong những thiên tài toán học lớn nhất của nhân loại. thuyết của ông về phép biến đổi các tập hợp là ví dụ đầy đủ cho tính chất nghiệm của phương trình đại số. đó là một ví dụ tiêu biểu cho tri thức cao siêu. Nhưng trường hợp của Galois cũng là một ví dụ tiêu biểu cho sự thiếu suy xét. Trong cuộc xung đột với các đối thủ chính trị, gồm cả các cô gái, theo lời ông là “một cô gái điếm đồi bại” (1) ông chấp thuận tham gia cuộc đấu súng ngắn. Ông ấy không phải là một tay súng giỏi và biết chắc chắn sẽ bị giết chết trong trận đấu ấy. Do đó ông đã giành cả đêm trước đó để ghi lại với tốc độ tuyệt vọng những phát hiện toán học của mình. Và bây giờ chúng ta thấy được những quan điểm toán học tuyệt vời của ông. Sau ngày bị bắn và chết ông mới tròn 21 tuổi (Còn nữa) Theo Vietimes |
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét