15/8/11

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vàng

1.     Ngân hàng TW
·        NHTW Mexico (Banco de Mexico) tiết lộ đã mua 93,3 tấn vàng trong tháng 2 và tháng 3/2011. Số vàng nước này mua vào tương đương khoảng 3,5% tổng sản lượng vàng trên toàn thế giới, trị giá hơn 4 tỷ USD nếu tính theo mức giá phổ biến năm 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm Mexico là nước mua vàng nhiều nhất với khoảng 98 tấn


·        Riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã 2 lần mua vàng với khối lượng gần 19 tấn, nâng tổng mức dự trữ vàng của ngân hàng này là 127 tấn.
·        Trong tháng 6, Nga cũng đã thu mua thêm 5,85 tấn vàng, nâng tổng mức dữ trữ lên 836,7 tấn. Nga là nước thu mua vàng lớn thứ 2 trên thế giới trong năm 2011, với tổng số vàng mua vào là 48 tấn có giá trị 2,6 tỷ USD (theo mức giá hiện tại).
·        Trong 2 tháng vừa qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đã thu mua 25 tấn vàng. Đây là đợt mua vàng của ngân hàng này đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998. Hiện nay, 64% tổng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc là USD, nhưng ngân hàng này đang muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
·        Gây chú ý nhất là Trung Quốc với tuyên bố nâng số lượng vàng dự trữ lên 8000 tấn từ mức 1000 tấn hiện nay. Trung quốc có lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ lên tới 3.200 tỷ USD, 1000 tấn vàng dự trữ có giá trị khoảng 54 tỷ USD còn quá nhỏ bé. Nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ đẩy Trung Quốc vào vòng nguy hiểm trước những bất ổn kinh tế thế giới, nên người khổng lồ này đã bắt đầu có động thái chuyển sang nắm giữ các tài sản có giá trị bền vững hơn như vàng. sản lượng vàng trong nước hàng năm của quốc gia này chỉ từ 300 - 400 tấn nên chắc chắn Trung Quốc sẽ thu gom vàng từ thị trường thế giới. Đây là một trong những động lực đẩy giá lên.
2.     Lạm phát
·        Lạm phát tại Trung Quốc trong tháng 6 đã lên mức 6,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo của giới phân tích
·        Lạm phát Việt Nam, so với tháng 12/2010, CPI tháng Sáu tăng 13,29% và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
3.     Giá trị đồng USD
·        Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%, Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
·        Từ 1930-1968: Giá vàng trên thị trường thế giới gần như ổn định ở mức 35USD/oz. Cho nên bất cứ ai tích trữ vàng đều mất đi một khoản tiền lời và những khoản lợi tức. Trong thời kì này đầu tư vào bất lợi hơn so với đầu tư vào ngoại tệ.
·        Từ 1968- 7/1973: Giá vàng bắt đầu chuyển biến mạnh, nhất là từ 15/08/1971 khi Mỹ quyết định thả nổi đồng USD để cho giá vàng chuyển biến theo cung cầu thị trường. Vì vậy vàng từ dưới 40USD/oz lên tới 130USD/oz vào tháng 7/1973 và tăng đến 700USD vào năm 1980USD/oz
·        Từ năm 1988 giá vàng giảm mạnh từ 460USD/oz (vào tháng 5/1988) xuống chỉ còn 370USD/oz (5/1989), rồi giảm dần xuống mức 350USD vào 6/1998.  Từ đó đến nay giá vàng tiếp tục tăng mạnh vượt qua mức 1800USD/oz vào tháng 8/2011.
·        Kể từ  khi Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED ra đời năm 1913 cho tới nay, đồng US Dollar đã mất tới 95% giá trị. Tức là sức mua của 1$ ngày nay tương ứng với 4,6 cent của 1$ trong năm 1913.
4.     Giá dầu và các hàng hóa khác
·        Trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ liên tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới ngoại trừ đợt phục hồi nhẹ trong tháng 5-2011. Theo số liệu do Reuters thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ giảm giá nhiều nhất so với đồng euro (-7,77%), đô la Úc (-4,8%), bảng Anh (-2,79%) và các đồng tiền khu vực châu Á như đô la Singapore (-4,27%), đồng won Hàn Quốc (-4,84%)…so với cuối năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng đô la Mỹ giảm giá là: (1) Nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và tiếp tục đối mặt với những vấn đề kinh niên như tình trạng thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã vượt quá mức trần được Quốc hội Mỹ cho phép; (2) Những cam kết về gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp trị giá khoảng 100 tỉ euro và việc thành lập quỹ cứu trợ thường trực mới trị giá khoảng 500 tỉ euro được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh EU đã giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư đối với sự ổn định của khu vực châu Âu trong tháng 6/2011, giúp cho các đồng tiền khu vực này lấy lại xu hướng tăng giá so với đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2011.
·        Giá cả hàng hóa nhiên liệu và phi nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao do nguồn cung bị thu hẹp. Chỉ số giá các nhóm hàng hóa theo thống kê của IMF tính đến tháng 6-2011 đều tăng mạnh so với tháng 12-2010 và so với cùng kỳ năm trước: Giá các hàng hóa cơ bản tăng 11,71% và 36,1%; giá lương thực tăng 16,18% và 32,91%; giá năng lượng tăng 37,93% và 39,72%
·        Giá dầu thô tại thị trường Mỹ tính đến ngày 30-6-2011 tăng 4,3% so với cuối năm 2010 và tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thô bình quân toàn cầu tăng 34,5% so với năm 2010 và dự kiến giá dầu thô bình quân trong năm 2011 sẽ ở mức 106,3 đô la Mỹ/thùng (năm 2010 đạt 79,03 đô la Mỹ/thùng). Giá hàng hóa phi nhiêu liệu cũng tăng cao với mức tăng 21,6% so với năm 2010 (năm 2010 ước tăng 26,3%).
Các chỉ số giá hàng hóa cơ bản
-
Chỉ số giá tổng hợp
Chỉ số giá phi năng lượng
Chỉ số giá lương thực
Chỉ số giá nguyên liệu công nghiệp
Chỉ số giá nguyên liệu thô nông nghiệp
Chỉ số giá g kim loại
Chỉ số giá năng lượng
T6/2010
143.37
148.88
136.49
157.71
122.86
182.88
140.14
T12/2010
174.67
187.56
156.14
170.12
125.67
202.24
141.96
T6/2011
195.13
193.98
181.41
203.98
160.05
235.71
195.81
Tăng trưởng của T6/2011
-
-
-
-
-
-
-
% so với cuối năm 2010
11.71%
3.42%
16.18%
19.90%
27.36%
16.55%
37.93%
% so với cùng kỳ năm ngoái
36.10%
30.29%
32.91%
29.34%
30.27%
28.89%
39.72%
Nguồn: IMF
5.     Bất ổn kinh tế- chính trị

·        Bất ổn chính trị tại Trung Đông: Bất ổn và các cuộc biểu tình phản đối chính phủ bắt nguồn từ cuộc nổi dậy tại Ai Cập và Tunisia tiếp tục lan khắp khu vực. Đầu tiên là lan qua Lybia, sau đó là Bahrain, rồi đến Ai Cập, Jordan, Arap Xeut và cuối cùng lan qua Yemen.
·        Tai Lybia sản lượng dầu của Libya, khoảng 1,7 triệu thùng/ngày, đã giảm xuống hơn một nửa. Xuất khẩu năng lượng gần như dừng lại hoàn toàn. 
·        Các cuộc biểu tình và bất ổn chính trị khu vực đã đẩy thế giới vào tâm trạng lo lắng về khu vực tích trữ vàng đen lơn nhất thế giới này. Giá dầu tăng liên tục tới gần 120USD/thùng
6.     Cung và cầu vàng vật chất
·        Ngoài những bất ổn chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi thì các thảm họa kinh tế như động đất và song thần ở Nhật Bản cũng làm cho nền kinh tế toàn cầu u ám hơn.
·        Theo đánh giá mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới, nguồn cung vàng trên thế giới năm 2010 chỉ tăng 2%, trong khi nhu cầu tăng 9% và đã đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 3.812,2 tấn.
·        Ở Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ trong nước chủ yếu tập trung vào mùa cưới xin. Ước tính, mỗi năm, khoảng 300 tấn vàng đã được bán cho các đám cưới.
·        Ấn Độ chiếm 32% tổng nhu cầu vàng trang sức và đầu tư của toàn thế giới trong năm 2010 với 963 tấn. Chủ tịch WGC ông Ian Tefler cho rằng, nhu cầu vàng của Ấn Độ sẽ được dẫn dắt bởi tiền tiết kiệm và thu nhập gia tăng.
·        Với hơn 18.000 tấn vàng, những hộ gia đình ở Ấn Độ đang đứng đầu thế giới về dự trữ vàng. Báo cáo của WGC cho thấy, có tới 2/3 nhu cầu vàng thế giới thuộc về những người giàu có sống ở các vùng nôn thôn. Tiêu thụ vàng trang sức tính theo bình quân đầu người ở Ấn Độ đã tăng gấp đôi, từ 0,31 gram năm 1992 lên 0,61 gram năm 2010, gần sát mức kỷ lục 0,65 gram của năm 1998.
·        Nguồn cung vàng: Thống kê các nước cung vàng lớn nhất theo thứ hạng.
10. Ghana
Năm 1987 sản lượng đạt 327.000 tấn, đến năm 1990 Ghana là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới, tuy nhiên sau đó sản lượng đã giảm từ 80% xuống còn 60%. Sản lượng vàng mà nước này đã sản xuất là 66.205 tấn.
9. Uzbekistan
Với sản lượng 84.000 tấn vàng, Uzbekistan là nhà sản xuất vàng lớn thứ chín thế giớ. Hầu hết vàng tập trung lớn nhất là nằm ở vùng Kyzyl – Kum. Tuy nhiên với trữ lượng lớn, thì nước này hoàn toàn có thể nhảy lên vị trí nước sản xuất vàng lớn thứ 7 thế giới.
8. Mali
Trong năm 2010, Mali đã sản xuất 49,5 tấn vàng. Theo ông Waly Diawara  - Người đứng đầu của cơ quan mỏ và địa chất Mali cho biết, nước này cho tới nay đã sản xuất 85.411 tấn vàng
7. Canada
Xuất phát từ nguyên nhân giá vàng thấp và lượng dự trữ giảm đã dẫn tới việc đóng cửa 9 mỏ khai thác vàng. Canada đã sản xuất 104.198 tấn vàng
6. Nga
Việc khai thác vàng ở Nga khó khăn là do lượng vàng ở các mỏ giảm và các công ty khai thác vàng đang khó khăn hơn trong việc xin giấy phép khai thác mới. Nga đã sản xuất 159. 340 tấn vàng.
5.Peru
Rio Huaypetue là mỏ vàng lớn nhất ở Peru. Cusco và vùng gần biên giới Madre de Dios và Puno là nơi có trữ lượng vàng lớn của nước này. Riêng mỏ Huaypetue đã cung cấp sản lượng tới 203. 268.
4. Mỹ
Sản xuất vàng được tiếp tục kể từ khi vàng được tìm thấy ở trang trại Reed hồi năm 1799. Vàng lần đầu tiên được giới thiệu ở Virgina năm 1782. Sản xuất vàng của Mỹ đã tăng nhanh hồi những năm 1980 bởi vì giá vàng tăng cao. Tổng sản lượng vàng mà Mỹ sản xuất đã lên tới 242.000 tấn.
3. Australia
Sản xuất vàng ở nước này bắt đầu vào năm 1890 miền Tây Australia.Tới  năm 1903 sản lượng đã đạt đến 50 tấn vàng hàng năm. Năm 1920, riêng Tây Úc đã sản xuất tới 247.000 tấn vàng.
2. Trung Quốc
Trung Quốc sản xuất 247.200 tấn vàng.  Đây là một trong những quốc gia đầu tiên làm đồ trang sức ở châu Á cách đây khoảng 500 năm.
1.  Nam Phi.
                       Nam Phi là nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới với sản lượng
                       272.128 tấn    vàng. Nam Phi là nước cung cấp nguồn vàng
                        nhiều nhất và 50% số vàng trên thế giới có  nguồn gốc từ Nam Phi.
                       Năm 1970, Nam Phi cung cấp tới 70 % nguồn vàng trên thế giới.

7.     Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ.

·        Trường phái đầu tư (Investor): Những người đầu tư cơ bản đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận bằng giá trị thặng dư sau một khoảng thời gian dài từ 1-2 năm, có khi dến 10-15 năm. Những nhà đầu tư tiêu biểu cho trường phái này như Warren Buffet.
·        Trường phái đầu cơ (Speculator): Nhà đầu cơ mua bán mang tính chất ngắn hạn, họ khai thác những lỗ hổng của thị trường để đầu tư chục lợi. Họ mua với mục đích tạo ra sự khan hiếm, đẩy giá lên cao nhiều lần rồi bán.  Họ có thể mua bán từ vài tháng, vài ngày và có khi trong thời gian rất ngắn đến vài giây. Nhà đầu tư tiêu biểu cho trường phái này là George Soros

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét