2/8/11

Nâng trần nợ Mỹ tốt hay sấu?

Thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ đã được đưa ra. Nếu thoả thuận được chấp thuận suôn sẻ, nhiều nhà bình luận sẽ tuyên bố rằng thảm họa đã đi qua. "Nhưng họ đã nhầm", nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế (2008) Paul Krugman khẳng định.

 
Giải pháp "chữa lợn lành thành lợn què"?

Bản thân thỏa thuận này đã là một thảm họa, không chỉ đối với tổng thống Obama và Đảng của ông mà còn đối với nền kinh tế. Nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ vốn đang khủng hoảng, có thể khiến vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ trở nên nghiêm trọng hơn; và quan trọng nhất, nó khiến nước Mỹ một lần nữa phải đi theo ý muốn của Đảng Cộng hòa.

Hãy bắt đầu với nền kinh tế. Thỏa thuận đưa ra sẽ giảm khoảng 2,5 nghìn tỉ USD thâm hụt trong vòng một thập kỷ. 900 tỉ USD đầu tiên sẽ đến trực tiếp từ các chương trình trong nước (Khoảng 1/3 việc cắt giảm đến từ Lầu Năm Góc) và sẽ không bao gồm các khoản thuế hay nguồn thu mới. 1,5 tỉ USD tiếp theo sẽ được thu từ một ủy ban đặc biệt của quốc hội với hơn một nửa số thành viên thuộc Đảng Cộng hòa.

Paul KrugmanViệc cắt giảm từ ủy ban đặc biệt này có thể sẽ ảnh hưởng tới cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đối với Đảng Dân chủ, thiệt hại sẽ đến từ việc cắt giảm các dịch vụ chăm sóc y tế. Còn đối với Đảng Cộng hòa, đó có thể là những khoản thuế mới cho người giàu (nhưng tất nhiên là họ phủ nhận điều này). Thay vào đó, họ tập trung vào việc tránh cắt giảm trong chính sách quân sự.

Nếu ủy ban này bế tắc, hay không được chấp thuận bởi cả Nghị viện và Hạ viện của Quốc hội, sẽ có một đợt cắt giảm nữa trên quy mô lớn trị giá 1,2 nghìn tỉ USD vào đầu năm 2013

Nền kinh tế Mỹ hiện nay đang chìm sâu trong khủng hoảng. Nền kinh tế gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tình trạng này trong năm tới, và thậm chí là kéo dài sang cả năm 2013.

Điều tệ nhất mà chính phủ có thể làm trong lúc này đó là cắt giảm chi tiêu của chính phủ, bởi nó sẽ làm suy giảm nền kinh tế hơn nữa. Cho rằng hành động khó khăn về chính sách này sẽ giúp trấn an doanh nghiệp và người tiêu dùng, khích lệ họ chi tiêu nhiều hơn là sai lầm. Thỏa thuận sẽ không giúp vấn đề đi theo cách đấy, đó là một thực tế được chứng minh từ nhiều cuộc nghiên cứu và cả trong lịch sử.

Trên thực tế, việc cắt giảm chi tiêu trong khi nền kinh tế suy thoái sẽ không giúp cải thiện tình hình ngân sách nhiều, và cũng có thể khiến nó tồi tệ hơn. Một mặt, tỉ lệ lãi suất vay của ngân hàng liên bang hiện đang rất thấp, vì vậy cắt giảm chi tiêu như hiện nay sẽ không làm giảm lãi suất trong tương lai. Mặt khác, nền kinh tế yếu đi cũng sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu dài hạn của nó, và làm giảm mức thu của ngân sách.

Vì vậy, đòi hỏi cắt giảm chi tiêu giống như hành động "chữa lợn lành thành lợn què", và càng khiến nó trầm trọng hơn.

Tổng thống đã đầu hàng?

Thêm vào đó. các điều khoản trong thỏa thuận, là dấu hiệu minh chững cho một sự đầu hàng của tổng thống. Đầu tiên, sẽ có một sự cắt giảm chi tiêu lớn, mà không làm tăng thu nhập cho quốc gia. Sau đó, một loạt các điều kiện sẽ được đưa ra để yêu cầu không làm giảm thâm hụt ngân sách hơn nữa. Nếu nó không được chấp thuận, các khoản chi tiêu sẽ tiếp tục bị cắt giảm.

Đảng Cộng hòa được cho là sẽ có những sự nhượng bộ trong thời gian tới, bởi chi tiêu về quốc phòng cũng nằm trong danh sách những lĩnh vực bị cắt giảm. Nhưng Đảng nay đã thể hiện ra rằng mình sẵn sàng đưa nước Mỹ đến một cuộc sụp đổ tài chính trừ nếu không đạt được những điều mình muốn. Liệu Đảng này còn có thể đưa ra những hành động như thế nào nữa trong những lần tới?

Trên thực tế, Đảng Cộng hòa chắc chắn vẫn sẽ có những hành động tương tự như vừa rồi nếu tổng thống Obama vẫn tiếp tục giải quyết các vấn đề theo lối mòn trong các lần trước. Ông đã phải đầu hàng vào tháng 12 năm ngoái, trong việc mở rộng các khoản thuế cho người giàu từ thời Bush, ông đầu hàng vào mùa xuân khi Đảng Cộng hòa đe doạ việc ngừng hoạt động chính phủ, và hiện tại ông lại tiếp tục đầu hàng trên một quy mô lớn ngay trước hạn tăng mức trần nợ. Dường như có một hình mẫu của sự đầu hàng ở đây.

Nhưng lần này tổng thống Obama có hành động nào để thay đổi? Câu trả lời là có.

Đầu tiên, ông có thể và nên có yêu cầu tăng mức nợ trần trở lại vào tháng 12. Khi được hỏi lý do tại sao ông không làm vậy, ông đã trả lời rằng ông chắc chắn Đảng cộng hòa sẽ có những hành động trách nhiệm. Một câu trả lời tuyệt vời.

"Hiện tại, nước Mỹ đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhiều cấp độ. Cuộc chiến về nâng trần nợ và giảm chi tiêu đã được dùng làm vũ khí để hạ gục đối thủ. Sự tê liệt của Washington nói một cách khác chẳng qua là tuồng diễn chính trị trước kỳ bầu cử Tổng thống năm 2012 và thỏa thuận cuối cùng cũng sẽ được đưa ra vào phút chót."-(Paul Krugman.

Và ngay cả bây giờ, chính quyền Obama đã có thể viện đến các vận động pháp lý để giải quyết vấn đề nợ trần, hay ít nhất tổng thống Obama cũng có thể sử dụng pháp lý để tăng cường áp lực của mình lên đôi thủ. Nhưng thay vào đó, ông đã đưa ra sự lựa chọn thỏa hiệp này ngay từ lúc đầu.

Nhưng việc không đưa ra một lập trường cứng rắn có ảnh hưởng tới thị trường? Có lẽ là không.

Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể yên tâm, chứ không phải thất vọng, bởi tổng thống đã cho thấy ông có thể và sẵn sàng đứng lên chống lại những lời hăm dọa từ các phần tử cực đoan cánh hữu. Nhưng thay vì làm như vậy, ông đã chứng minh hành động ngược lại là chính đáng.

Tất nhiên, đây là một thảm họa chính trị cho Đảng dân chủ, khi mà chỉ vài tuần trước đây Đảng này đã giành ưu thế trước Đảng Cộng hòa trong việc chống lại kế hoạch cải tổ y tế. nhưng hiện tại, hành động của tổng thống Obama đã phá hỏng tất cả. Và thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó, sẽ có thểm nhiều hành động nữa để Đảng Cộng hòa có thể đe dọa tạo ra một cuộc khủng hoảng, cho đến khi tổng thống đầu hàng, và Đảng này đang hành động với sự tự tin rằng tổng thống sẽ làm như vậy.

Cho dù mọi việc chưa hoàn toàn được quyết định, nhưng có lẽ các thành viên của Đảng dân chủ sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc nuốt giận, chấp nhận với thỏa thuận này và hy vọng vào một cuộc chiến tiếp theo. Đó là khi luật ưu đãi thuế cho người giàu từ thời tổng thống Bush hết tác dụng và bầu cử tổng thống vào năm sau.

Mặc dù vậy, về lâu dài, Đảng Dân chủ sẽ không chỉ mãi là người thua cuộc. Những gì Đảng cộng hòa đã làm khiến cả hệ thống chính phủ đặt ra câu hỏi. Liệu nền dân chủ Mỹ có thể tiếp tục khi một Đảng tàn nhẫn, đe dọa an ninh kinh tế quốc gia lên nắm quyền? Câu trả lời có thể là không.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét