1/2/18

Hạch toán kế toán công ty liên kết

Trong quá trình đầu tư không ít người luôn thắc mắc về việc các công ty hợp nhất báo cáo công ty liên kết như thế nào, vì rõ ràng là dòng tiền từ công ty liên kết rất khó được nhận biết, đặc biệt với những công ty liên kết mà không công bố thông tin tài chính. Sau đây LT xin trích một bài từ finandlife để mọi người tham khảo.

Executive summary
Đầu tư với tỷ lệ:
·         <20 ch="" i="" nh="" span="" t="" u="">
·         >=20% đến <51 c="" k="" li="" n="" ng="" o="" span="" t="" ty="" u="" v="">
·         >=51%: đầu tư vào công ty con
----------------
Đối với công ty liên kết, việc hạch toán sẽ theo phương pháp giá gốc trên báo cáo tài chính công ty mẹ, nhưng sẽ theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo hợp nhất.
Trên báo cáo hợp nhất, mối quan hệ với cty liên kết được thể hiện ở những khoản mục sau:
Báo cáo thu nhập
·         Cổ tức và lợi nhuận được chia được thể hiện ở khoản mục thu nhập tài chính
·         Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư được thể hiện ở khoản mục lãi/lỗ từ công ty liên doanh/liên kết: tỷ lệ sở hữu * lợi nhuận giữ lại của cty liên doanh/liên kết
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
·         Tiền mặt (trong trường hợp được chia cổ tức)
·     Giá trị đầu tư vào công ty liên doanh/liên kết đó: +/- (Giá trị đầu tư của năm liền trước * tỷ lệ sở hữu * lợi nhuận giữ lại của cty liên doanh/liên kết)
Nguồn vốn:
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Ví dụ trường hợp MHC và Cảng Hải An
----------------------------
Hỏi:
Cty MHC đầu tư vào Cty Cảng Hải An từ 2009, giá trị đầu tư là 80 tỷ đ (tương đương 25%)
Từ 2011, cty Cảng Hải An đã có lợi nhuận >10 tỷ; 2012 LNST được >60 tỷ; 2013 LNST được >70 tỷ. Nhưng lạ là trên báo cáo hợp nhất của MHC lại thấy doanh thu tài chính và lợi nhuận từ cty liên doanh, liên kết rất thấp.
Trả lời:
- Trước hết MHC đầu tư vào Hải An 80 tỷ (25%) ===> Hải An là công ty liên kết
- Công ty MHC lập báo cáo tài chính hợp nhất, Trên BCTC HN của cty MHC, khoản đầu tư vào cty Hải An sẽ được hạch toán theo pp Vốn chủ sở hữu, theo đó phần Lợi Nhuận mà MHC được hưởng tương ứng với phần sở hữu của mình là 25% trong LNST của Hải An sẽ được điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào cty Liên Kết Hải An,
- Một yếu tố cần xem xét nữa là xem qua các năm Cty Hải An có chia cổ tức cho cổ đông ko? Nếu chia cổ tức cho cổ đông thì hiển nhiên MHC cũng sẽ được nhận khi đó BCTC HN sẽ điều chỉnh trên phần sau khi loại 25% tương ứng mà MHC đã nhận.
Vd: Năm 2013 Hải An lãi sau thuế 70 tỷ, theo DHCD quyết định chia cổ tưc cho cổ đông 20 tỷ.
Khi đó: 
+ BCTC riêng của MHC sẽ ghi nhận: 25% *20 ty = 5 ty
---> Nợ tiền/ Có Doanh thu tài chính: 5ty
+ BCTC HN của MHC sẽ ghi nhận: (70-20)*25% = 12,5 ty
----> Nợ Khoản đầu tư cty LK/ Có LN ST chưa phân phối: 12,5 ty
(a)  Phương pháp vốn chủ sở hữu:
+ Khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
+ Sau đó, vào cuối mỗi kỳ kế toán, khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư.
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết cũng phải được điều chỉnh khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết. Ví dụ thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhất kinh doanh (khi mua khoản đầu tư). 
+ Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
b) Điều chỉnh phần lãi hoặc lỗ trong kỳ báo cáo của nhà đầu tư trong công ty liên kết.
- Nhà đầu tư phải xác định và điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ sau thuế TNDN của công ty liên kết tại thời điểm cuối mỗi kỳ kế toán khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp công ty liên kết là công ty cổ phần có cổ phiếu ưu đãi cổ tức được nắm giữ bởi các cổ đông bên ngoài thì nhà đầu tư phải loại trừ phần cổ tức ưu đãi trước khi xác định phần sở hữu của mình trong lãi hoặc lỗ từ công ty liên kết, kể cả khi chưa có thông báo chính thức về việc trả cổ tức trong kỳ.
- Trường hợp khoản lỗ trong công ty liên kết mà nhà đầu tư phải gánh chịu lớn hơn giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên Báo cáo tài chính hợp nhất thì nhà đầu tư chỉ ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trong Báo cáo tài chính hợp nhất cho đến khi nó bằng không (= 0). Trường hợp nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty liên kết các khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả thì phần chênh lệch lớn hơn của khoản lỗ trong công ty liên kết và giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là một khoản chi phí phải trả. Nếu sau đó công ty liên kết hoạt động có lãi, nhà đầu tư chỉ được ghi nhận phần sở hữu của mình trong khoản lãi đó sau khi đã bù đắp được phần lỗ thuần chưa được hạch toán trước đây. Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
-------------- 
Cập nhật quy định mới thông tư 202
Điều 50 TT 202:
2. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con
d) Công ty mẹ lập bút toán thoái vốn để:
- Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tính trên cơ sở hợp nhất vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”;
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con;
- Ghi giảm số lợi thế thương mại tương ứng với tỷ lệ vốn bị thoái;
3. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, công ty con trở thành công ty liên kết của công ty mẹ
e) Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Case Study
FPT
Bán bớt phần vốn tại Thương mại FPT, bán 47% cho Synex với giá 932 tỷ, dự kiến ghi nhận lãi sau thuế 432 tỷ. Sau khi bán cho Synnex, sở hữu FPT giảm từ 100% xuống 53% vẫn còn >=51% nên vẫn bị xem là công ty con nên không được ghi nhận lợi nhuận trên kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi thẳng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Việc bán bớt vốn tại FPT Retail cũng vậy, bán 30% vốn cho DC và Vinacap, có thể ghi nhận lãi sau thuế 660 tỷ, nhưng việc giảm sở hữu FPT tại cty này từ 85% xuống 55%, nên không được ghi vào lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất, chỉ ghi thẳng vào retain earnings.
Trong 2 deals này đều có việc bán bớt vốn cho cán bộ công nhân viên/nhà đầu tư cá nhân để giảm xuống dưới 51%. Nếu việc này hoàn tất, FPT có thể book vào lợi nhuận sau thuế trên báo cáo hợp nhất. Nếu hoàn thành việc này, FPT có thể book lãi tài chính 1.1k tỷ, đi cùng với đó, sẽ giảm lợi nhuận từ hợp nhất các cty đã bán ở trên, ghi tăng lợi nhuận công ty liên doanh liên kết.
CII
VPBank 
KDC
Nguồn: finandlife

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét