Biểu đồ nến Nhật là một công cụ được sử dụng từ xa xưa do người Nhật dùng để giao dịch gạo. Steve Nison đã phát hiện ra bí quyết này khi làm việc chung với những công ty môi giới ở Nhật. Ông đã nghiên cứu thêm và sau đó viết sách về kỹ thuật này và phổ biến nó ở Phương Tây. Kỹ thuật này trở nên đại chúng vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 20.
Biểu đồ nến là gì?
Biểu đồ nến có thể dùng trên mọi khung thời gian, có thể là 1 ngày, 1 giờ, 30 phút – bất cứ khung thời gian nào bạn muốn. Biểu đồ nến được dùng để mô tả hành động của giá trong khung thời gian mà chúng ta đã chọn.
Biểu đồ nến được hình thành từ các loại giá mở cao, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa của giai đoạn thời gian được chọn
- Nếu giá đóng cửa nằm trên giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến tăng điểm (theo ví dụ trên là nến có thân màu trắng)
- Nếu giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến giảm điểm (theo ví dụ trên là nến có thân màu đen)
- Thân trắng hoặc thân đen thì được gọi là phần “thân nến” (real body hoặc body)
- Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là “bóng nến”
- Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất
- Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất
Thân nến và bóng nến
Thân nến
Cũng giống như con người, biểu đồ nến có nhiều cỡ thân khác nhau. Ví dụ như thân nến dài thể hiện lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cường độ lực mua và bán càng cao. Điều này có nghĩa là phe mua hoặc phe bán đang kiểm soát thị trường vào thời điểm đó. Trong khi đó, thân nên ngắn thể hiện lực mua – bán yếu.
Bóng nến
Bóng nến trên và bóng nến dưới của cây nến thể hiện những dấu hiệu quan trọng về phiên giao dịch.
Bóng nến trên thể hiện giá cao trong phiên, trong khi bóng nến dưới thể hiện giá thấp.
Cây nến với bóng nến dài cho thấy phiên giao dịch biến động nhiều, vượt ra khỏi vùng giá mở cửa và đóng cửa.
Nếu một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn thì nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng vì lí do gì đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và đẩy giá giảm xuống nhưng vì lý do gì đó, phe mua đã nhảy vào và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Một số mẫu hình nến cơ bản
1. Spinning Tops – Con Xoay
Thân nến nhỏ cho thấy sự biến động nhỏ từ giá mở cửa tới giá đóng cửa, còn phần bóng nến cho thấy cả phe mua lẫn phe bán đã đấu tranh với nhau nhưng không bên nào thắng được.
Ngay cả khi phiên giao dịch mở cửa và đóng cửa với ít sự thay đổi về giá. Nhưng thực ra giá đã có biến động mạnh trong phiên này. Cả phe mua và phe bán không bên nào chiếm được ưu thế nên kết quả là 2 phe coi như hòa.
Nếu mô hình Con Xoay xuất hiện trong giai đoạn xu hướng tăng thì có thể cho thấy không còn nhiều người muốn mua để đẩy giá lên nữa và khả năng đảo chiều giảm trở lại có thể xảy ra.
2. Marubozu
Marubozu tăng (thân nến trắng) không có bóng trên bóng dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá thấp nhất phiên, còn giá đóng cửa trùng với giá cao nhất phiên. Đây là một mô hình nến tăng mạnh, thể hiện phe mua đã kiểm soát toàn phiên giao dịch. Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ tăng tiếp hoặc dấu hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
Marubozu giảm (thân nến đen) không có bóng trên bóng dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá cao nhất phiên, còn giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất phiên. Đây là một mô hình nến giảm mạnh, thể hiện phe bán đã kiểm soát hoàn toàn phiên giao dịch. Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ giảm tiếp hoặc là dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm.
3. Doji
Mô hình nến Doji là mô hình nến mà giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau, hoặc gần bằng nhau, tức là thân nến sẽ rất nhỏ, chỉ như là một đường ngang mỏng nếu bạn nhìn trên biểu đồ.
Mô hình nến Doji thể hiện sự do dự hoặc sự đấu tranh giữa phe mua và phe bán (hơi tương tự Spinning Tops). Giá di chuyển lên trên và xuống dưới trong suốt phiên giao dịch nhưng lại đóng cửa rất gần so với giá mở cửa.
Không có bên nào trong phe mua và phe bán có thể nắm quyền kiểm soát và kết quả là hòa nhau, dẫn đến việc thể hiện nến Doji.
Có 4 loại nến Doji đặc biệt. Độ dài của bóng nến trên và bóng nên dưới khác nhau. Và kết quả là nến Doji có thể trông giống cây thập tự hoặc cây thập tự đảo ngược,… Có một số mô hình dưới đây như sau:
Khi một cây nến Doji xuất hiện, bạn cần chú tâm đặc biệt vào cây nến trước đó.
Nếu một cây nến Doji xuất hiện sau một loạt nến tăng với thân nến kiểu dài (kiểu như nến tăng Marubozu) thì dấu hiệu và Doji mang lại có thể là việc phe mua đang đuối sức và yếu dần đi. Để giá tiếp tục tăng, cần phải có nhiều người mua hơn nhưng có vẻ như không còn ai nữa. Phe bán đang nhảy vào và có khả năng sẽ đẩy giá xuống.
Nếu một cây nến Doji xuất hiện sau một loạt nến giảm với thân nến kiểu dài (kiểu như nến giảm Marubozu) thì dấu hiệu và Doji mang lại có thể là việc phe bán đang đuối sức và yếu dần đi. Để giá tiếp tục giảm, cần phải có nhiều người bán hơn nhưng có vẻ như không còn ai nữa. Phe mua đang nhảy vào và có khả năng sẽ đẩy giá lên.
Trong khi sự giảm giá đã chậm lại qua việc thiếu đi người tiếp tục ủng hộ phe bán thì phe mua cần phải thể hiện sức mạnh bằng cách xác nhận sự đảo chiều. Một cây nến tăng trở lại với giá đóng cửa nằm phía trên giá mở cửa của cây nến giảm trước đó sẽ là tín hiệu đảo chiều.
Mô hình nến
1. Mô hình nến 1 nến
1.1. Cây búa (Hammer) và Người treo cổ (Hanging Man)
Hai mô hình này nhìn thì giống nhau hoàn toàn nhưng thực ra nó khác nhau dựa vào diễn biến giá trước đó. Cả 2 mô hình này đều có thân nhỏ, bóng dưới dài, bóng trên rất ngắn hoặc gần như không có.
1.1.1. Mô hình nến Cây búa – Hammer
Là một mô hình đảo chiều tăng, xuất hiện trong một xu hướng giảm. Mô hình nến này nhìn rất giống cây búa đóng đinh với tay cầm nằm bến dưới.
Khi giá đang giảm, mô hình nến cây búa cho tín hiệu rằng đáy đang khá gần và giá có thể sẽ tăng trở lại. Bóng nên dưới dài cho thấy rằng phe bán đã đẩy giá xuống thấp hơ nhưng phe mua đã có thể chống lại áp lực bán này và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Nếu chỉ vì bạn thấy mô hình Cây búa trong một xu hướng giảm mà bạn đặt lệnh mua thì coi chừng sai lầm. Bạn cần nhiều tín hiệu xác nhận hả năng tăng trở lại trước khi bạn đặt lệnh nhé.
Một ví dụ cho sự xác nhận an toàn là bạn có thể đợi một cây nến tăng trở lại nằm ngay sau mô hình nến Cây búa.
Điều kiện nhận diện:
- Một cây nến với phần đuôi dài gấp 2-3 lần thân
- Bóng trên nhỏ hoặc không có
- Thân nến nằm trên cùng của cây nến
- Màu của thân nến không quan trọng
1.1.2. Mô hình nến Người treo cổ – Hanging Man
Là một mô hình nến đảo chiều giảm, thường xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng hoặc ở vùng có kháng cự mạnh. Khi giá đang tăng mà mô hình Hanging Man xuất hiện thì điều này cho thấy phe bán đang bắt đầu nhảy vào đông hơn phe mua.
Bóng dưới dài cho thấy rằng phe bán đã đẩy giá xuống trong suốt phiên giao dịch. Phe mua đã đẩy giá lên trở lại nhưng giá được đẩy lên chỉ nằm ở gần giá mở cửa phiên.
Điều này cảnh báo rằng phe mua đã không còn đủ sức để giữ vững động lực tăng trước đó.
Điều kiện nhận diện:
- Một cây nến có bóng dưới dài khoảng gấp 2-3 lần thân nến.
- Bóng trên nhỏ hoặc không có
- Thân nến nằm ở phần trên cùng của cây nến
- Màu của thân nến không quan trọng nhưng nếu thân đen (nến giảm) thì khả năng giảm mạnh sẽ mạnh hơn so với thân trắng (nến tăng).
1.2. Mô hình Búa ngược (Inverted Hammer) và Bắn sao (Shooting Star)
Hai mô hình này nhìn có vẻ giống nhau. Điều khác nhau duy nhất giữa chúng là việc 1 cái này trong xu hướng xuống và 1 cái trong xu hướng lên. Hai loại nến này đều có thân nhỏ, bóng trên dài và gần như hoặc không có bóng dưới.
1.2.1. Mô hình nến Búa ngược (Inverted Hammer)
Xuất hiện khi giá đang giảm, cho thấy khả năng đảo chiều tăng trở lại. Bóng trên dài của nó cho thấy phe mua đang cố gắng đẩy giá lên. Trong khi đó, phe bán vẫn tạo áp lực bán xuống.
May mắn thay, phe mua vẫn đủ sức để giữ giá đóng cửa gần với giá mở cửa, tức là giá không thể tiếp tục giảm như xu hướng trước đó.
Điều này cho thấy khi phe bán không còn có thể đẩy giá xuống được nữa thì có nghĩa rằng ai muốn bán thì sẽ bán hết rồi và thị trường không còn ai muốn bán nữa. Nếu không còn ai muốn bán nữa thì sẽ còn ai? Câu trả lời là Phe mua.
1.2.2. Mô hình nến Bắn sao (Shooting Star)
Là một mô hình đảo chiều giảm với cấu trúc giống như mô hình Búa ngược, nhưng nó xuất hiện khi giá đang tăng. Điều này cho thấy phe bán đang bắt đầu thắng thế so với phe mua trong xu hướng lên và giá có thể sẽ quay đầu giảm trở lại.
2. Mô hình cụm 2 nến
2.1. Mô hình nến Nhấn chìm – Engulfing
Mô hình nến Nhấn chìm tăng – Bullish Engulfing Pattern – là cặp 2 nến cho tín hiệu về việc giá có thể tăng mạnh. Mô hình này xuất hiện khi một cây nến giảm xuất hiện nhưng ngay sau đó là một cây nến tăng rất lớn. Cây nến tăng xuất hiện sau “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến giảm phía trước. Điều này có nghĩa là phe mua đã quyết định đẩy giá mạnh lên sau một giai đoạn giảm giá hoặc đi ngang (sideway).
Bên cạnh đó, mô hình Nhấn chìm giảm – Bearish Engulfing Pattern – trái ngược với mô hình nhấn chìm tăng. Mô hình giảm xuất hiện khi một cây nến tăng được kèm theo sau bằng một cây nến giảm lớn, “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến tăng trước. Điều này có nghĩa là phe bán đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn và một đợt giảm điểm mạnh có thể xảy ra.
2.2. Mô hình Đỉnh đôi (còn gọi là Đỉnh nhíp) – Tweezer Top và Đáy đôi (còn gọi là Đáy nhíp) – Tweezer Bottom)
Mô hình đỉnh đôi đáy đôi là mô hình nến cặp đảo chiều. Mô hình này thường được xuất hiện sau một giai đoạn tăng điểm hoặc giảm điểm, thể hiện khả năng giá xoay chiều.
Nhìn mô hình này giống như cây nhíp (tweezer) với 2 thanh bằng nhau.
Mô tả mô hình:
Mô hình đỉnh đôi – đáy đôi hiệu quả có những đặc tính sau:
- Cây nến đầu tiên trong mô hình này thuận theo hướng của xu hướng giá đang đi. Nếu giá đang tăng thì đây sẽ là cây nến tăng.
- Cây nến tiếp theo sẽ ngược hướng với xu hướng giá. Nếu giá đang tăng thì đây sẽ là cây nến giảm.
- Bóng của 2 cây nến này phải bằng nhau về chiều dài. Đỉnh đổi (tweezer top) thì có bóng trên bằng nhau. Đáy đôi (tweezer bottom) thì có bóng dưới bằng nhau.
3. Mô hình cụm 3 nến
3.1. Sao buổi chiều (Evening Stars) – Sao buổi sáng (Morning Stars)
Mô hình Sao buổi chiều và Sao buổi sáng là mô hình cụm 3 nến mà bạn thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng. Đó là những mô hình đảo chiều mà bạn có thể nhận diện được thông qua mô tả dưới đây (Mô tả ví dụ mô hình Sao buổi chiều):
- Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là một cây nến tăng vì xu hướng hiện tại đang là tăng.
- Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
- Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến giảm. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm dưới điểm giữa của cây nến tăng đầu tiên.
(Tương tự với mô hình Sao buổi sáng)
3.2. Mô hình 3 chàng lính trắng (Three White Soldiers) – Mô hình 3 con quạ đem (Three Black Crows)
Mô hình 3 chàng lính bao gồm 3 nến tăng trong một xu hướng giảm, cho tín hiệu rằng sự đảo chiều đã xảy ra. Đây là một trong những mô hình mạnh, đặc biệt là nếu nó xuất hiện sau một xu hướng giảm dài và một đợt đi ngang nhắn.
Cây nến đầu tiên trong cụm này được xem là cây nến đảo chiều. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm hoặc giai đoạn đi ngang đã kết thúc.
Để mô hình này tiếp tục hình thành, cây nến tiếp theo sẽ lớn hơn cây nến trước về thân nến. Bên cạnh đó, cây nến thứ 2 này sẽ có giá đóng cửa nằm gần mức giá cao nhất của nó, tức là nó sẽ gần như hoặc không có bóng nến trên.
Mô hình 3 chàng lính sẽ hoàn tất khi cây nến cuối hoàn thành với gần như cùng 1 kích cỡ so với cây nến thứ 2. Cây nến này cũng sẽ có bóng nhỏ hoặc không có bóng nến.
Mô hình 3 con quạ thì ngược lại so với mô hình 3 chàng lính. Mô hình này bao gồm 3 nến giảm trong một xu hướng tăng, thể hiện sự đảo chiều.
Tương tự, mô hình này sẽ có cây nến thứ 1 là nến giảm, nến thứ 2 sẽ lớn hơn nến 1, và gần như hoặc không có bóng nến. Cuối cùng, nến thứ 3 sẽ có kích thước tương tự nến 2, và cũng gần như hoặc không có bóng nến.
3.3. Mô hình Three Inside Up – Mô hình Three Inside Down
Mô hình Three Inside Up là mô hình nến đảo chiều thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm có thể đã hết và xu hướng lên sẽ bắt đầu. Để có một mô hình Three Inside Up đúng, cần chú ý các đặc điểm sau:
- Cây nến đầu tiên thường nằm ở cuối cùng của xu hướng giảm, thể hiện qua hình ảnh của một cây nến giảm dài.
- Cây nến thứ 2 là một cây nến tăng, chạm vào phần giữa của cây nến giảm trước đó.
- Cây nến thứ 3 cần đóng cửa phía trên cây nến đầu tiên nhằm xác định phe mua đã mạnh lên và phá được xu hướng xuống.
Ngược lại mô hình Three Inside Down sẽ nằm ở cuối cùng của xu hướng tăng. Nó thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đã kết thúc và xu hướng giảm bắt đầu. Mô tả của mô hình Three Inside Down ngược lại hoàn toàn so với mô tả của mô hình Three Inside Up.
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét