21/5/15

Phản ứng như thế nào nếu xuất hiện tin đồn ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán?

Trong đời sống kinh tế xã hội luôn tồn tại bất cân xứng thông tin, đặc biệt trong thị trường chứng khoán - nơi mà dòng tiền chuyển động với tốc độ rất nhanh và ảnh hưởng tâm lý của NĐT rất nhiều. Do đó, hôm nay tôi xin thống kê lại một vài tin đồn xảy ra để sau này nếu có mọi người biết cách phản ứng cho hợp lý.
- Ngày 10-14/10/2003 trên mạng truyền tai nhau tin Tổng giám đốc ACB bỏ trốn làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính Việt Nam, ảnh hưởng làm người gửi tiền ồ ạt rút tiền và đặc biệt làm chứng khoán giảm liên tiếp 7 cây nến đỏ, sau khi có tin chấn an của Phó thống đốc chỉ giảm nhiệt nhưng xu hướng giảm vẫn tiếp diễn hết tuần tiếp theo.
- Ngày 1/2/2009 tin đồn NHNN chuẩn bị in tờ tiền mệnh giá 1tr đồng  và yêu cầu các NHTM mua trái phiếu chính phủ bằng 50% vốn điều lệ và thậm chí còn có tin đồn VN sẽ đổi tiền. Điều này làm lòng tin người dân với tiền VND trở nên yếu đi, mọi người đổ dồn đi mua USD và cũng tác động làm thị trường chứng khoán giảm mạnh từ mức 513 về 430 tức mất gần 20% trong 2 tuần.
- Giữa tháng 3/2010 xuất hiện tin đồn SSI cho một số NĐT bán khống cổ phiếu, cũng làm các NĐT khác hoang mang về sự mất an toàn thị trường. Thị trường phản ứng giảm khoảng gần 40 điểm từ mức 539 điểm về gần 500 điểm. Sau đó lãnh đạo SSI phải đứng ra bác bỏ tin đồn này.
- Ngày 26/5/2011 tin đồn về chủ tịch của ngân hàng phương nam bỏ chốn, ngân hàng phương nam không thể thanh toán nợ và khả năng phá sản. Tuy thị trường chứng khoán không ảnh hưởng vì ngay lập tức vị chủ tịch này lên tiếng bác tin đồn, nhưng nếu xét lại từ giữa tháng 5 thì mức suy giảm khi trên mạng lan truyền nhau tin này thật là khủng khiếp. VNINDEX giảm liên tục từ 480 điểm về 380 điểm.
-Ngày 21/2/2012 tin đồn bắt chủ tịch BIDV ngay lập tức làm tỷ giá ngân hàng tăng, người dân ồ ạt rút tiền, chứng khoán cũng giảm luôn 10 điểm. Nhưng khác với các lần trước, các nhà quản lý đã rút kinh nghiệm và ngay lập tức ông Trần Bắc Hà chủ tịch BIDV đã có họp báo đã xác nhận tin đồn là sai sự thật.
-  Ngày 20/8/2012 tin đồn Bầu Kiên bị bắt làm náo loạn thị trường chứng khoán, vnindex có mức sụt giảm kỹ lục từ trước đến bấy giờ. Và chỉ trong một tuần thị trường bốc hơi đi gần 60 điểm.
- Ngày 2/11/2012 tin đồn Đặng Văn Thành bị bắt đã làm thị trường chứng khoán bốc hơi 1.2 tỷ USD, cao hơn cả vụ bắt bầu Kiên. Có thể nói năm 2012 là năm của nhưng tin đồn và các cú sốc.
- Ngày 23/10/2014 tin đồn bắt ông Hà Văn Thắm làm thị trường trong 3 ngày cũng bay hơi đi 20 điểm. Tuy sức ảnh hưởng không lớn nhưng ít nhiều cũng làm các NĐT chịu mức lỗ ngắn hạn rất lớn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các tin đồn khác cũng gây tác động không nhỏ tới lòng tin người dân và thị trường kinh tế. Tròng những tin đồn này sẽ có những tin đồn là thật và tin đồn là giả, nhưng làm sao để NĐT có thể phân biệt được tránh những tốn thất khi đầu tư.
Thật ra chúng ta không nhất thiết phải tím câu trả lời đúng hay sai, mà hãy tin tưởng răng càng về sau này hệ thống công nghệ thông tin sẽ càng phản ứng nhanh hơn và ngay lập tức mọi người sẽ biết được câu trả lời. Phản ứng tốt nhất đối với nhà đầu tư trung và dài hạn đó chính là giữ nguyên vị thế, còn đối với NĐT lướt sóng thì bán nhanh nhất có thể và cũng nhanh chóng cover lại hàng nếu cảm thấy có một mức sinh lời hấp dẫn, cỡ 10-15% so với giá bán.
Bài viết này nhắm mục đích giúp NĐT có thông tin tham khảo và lựa chọn sáng suốt nếu trong thời gian tới thị trường tiếp tục suất hiện tin đồn, hãy dùng ý trí phán đoán nhanh, không nên để tâm lý ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định đầu tư.
Chúc mọi người đàu tư thành công! 

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét