Thị trường đang đón nhận những tin tốt khởi đầu và theo nhận định của cá nhân tôi xuyên suốt quá trình vừa qua thì sắp có một con sóng lớn gần thời điểm này. Do đó, hôm nay tiếp tục bài viết tiếp theo nhận định về những cơ hội đầu tư trong 6 tháng tiếp theo.
Nhận định về thị trường sau thông tin NHNN tăng tỷ giá được xem là rất tích cực và cũng được tôi phân tích trong bài “Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán VN” ngày 3/4/2015. Tất nhiên, bài phân tích về tác động tỷ giá với chứng khoán của tôi đi vào những thông tin ngầm đằng sau chứ không phải đi giải thích theo phương pháp sách vở truyền thống. Và tôi cũng khẳng định luôn phá giá tiền Đồng là thế ép buộc mà NHNN phải áp dụng, nó có lợi cho XK nhưng lại thiệt cho NK và cán cân nợ. Nói chung, cân đối toàn thể thì phá giá 1% chưa phải là đáng lo lắm đối với NSNN, cái quan trọng đó chính là các nguồn thu khác của nhà nước có tiếp tục được ra tăng hay không và phụ thuộc vào những chính sách kích thích kinh tế của Chính Phủ.
http://duyviet90.blogspot.com/2015/04/pha-gia-vnd-anh-huong-nhu-nao-toi-thi.html
Đánh giá của tôi về tin phá giá VND đối với chứng khoán cũng như nắng hạn gặp mưa dào, tuy nhiên tôi cũng cần lưu ý NĐT về hai rủi ro lớn với thị trường vẫn còn hiện hữu như:
- Rủi ro trong vấn đề sáp nhập Ngân hàng BID và MHB, CTG và PGB... vấn đề này cần được đo lường thêm
- Rủi ro vấn đề Hi Lạp có thể làm thay đổi cục diện kinh tế và tiền tệ thế giới, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu cũng như những hệ lụy từ vấn đề tỷ giá các nước.
- Ngoài ra thì vấn đề giá dầu quay lại xu hướng giảm tác động đến nhóm dầu khí (vấn đề này đánh giá không cao, vì được đánh giá hết trong kịch bản của PVN).
1. Ngành vận tải biển (VIP, VTO, VOS, PVT, GMD, TMS, SFI…)
Ngành vận tải biển được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm, vì sẽ làm giảm chi phí đầu vào. Đối với đặc thù một vài công ty cần có những phân tích riêng, vì đầu vào và đầu ra khác nhau, do đó hưởng lợi từ giá dầu của các công ty cũng khác nhau. Ví dụ như VIP, VTO, PVT là những công ty được bao tiêu đầu ra và tàu đôi khi được thuê theo hạn định nên giá dầu tác động có lợi nhưng lại không lớn như những công ty do tư nhân điều hành. Tuy nhiên, nếu xếp loại thì tôi vấn đánh giá mảng này tiềm năng nhất vì sự an toàn và sự ra tăng doanh thu lợi nhuận từ hoạt động vận tải khi giá dầu giảm.
Đối với VOS cổ phiếu đăc thù vận tải đường dài thì sẽ hưởng lợi nhiều nhất, vì chi phí đầu vào mua trực tiếp từ nước ngoài và do đó chi phí giảm đáng kể (hưởng lợi nhiều hơn các công ty trong nước do giá oil VN cao hơn TG). Tuy nhiên, đặc thù đầu ra của VOS lại chịu tác động của chi phí cước vận tải biển quốc tế, do đo LN còn phụ thuộc yếu tốt này. Tôi đã xem qua và xác định giá cước vận tải chạm vùng đáy 500 trong quý 1 và đang trên quá trình phục hồi. Tuy nhiên, LN của VOS có thể sẽ âm trong quý 1 do đặc thù công ty và ngành vận tải trong quý 1, nhưng từ những quý sau sẽ có những đột phá mới.
SFI - Lại mà một doanh nghiệp lớn làm dịch vụ logistic và giao nhận vận tải, với biên lợi nhuận luôn duy trì ở mức cao. Công ty sẽ là doanh nghiệp trực tiếp hưởng lợi khi chạy vận tải chở hàng làm dịch vụ từ nơi sản xuất tới nơi cung ứng xuất khẩu. Công ty không chỉ hoạt động ở lĩnh vực đường biển mà còn ở đường hàng không....
Còn với GMD,TMS.. ngoài vận tải còn dịch vụ logistic thì hưởng lợi lớn từ chi phí vận chuyển và quá trình phục hồi XNK của VN, do đó triển vọng khá tươi sáng.
2. Ngành nhựa (BMP, VKC, NTP, DAG, TPP, RDP, TPC…)
Đặc thù ngành nhựa là ngành được hưởng lợi lớn khi giá dầu giảm, vì giá chi phí hạt nhựa có quan hệ cùng chiều với giá dầu. Do đó, đầu vào được giảm giá đáng kể dẫn đến biên lợi nhuận sẽ ra tăng. Tuy nhiên, đầu tư vào ngành nhựa vẫn phụ thuộc vào yếu tố giá dầu, nếu giá dầu tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng tới giá bán đầu ra và những công ty hàng tồn kho cao không lợi nhiều. Tuy nhiên, nếu trường hợp giá dầu tăng và duy trì ở mức cao thì những cty có lượng tồn kho lớn sẽ rất hưởng lợi.
3. Ngành xây dựng, vật liệu xây dựng (FCN, CTD, HBC, HUT, TV2, VHL, DHA….)
Đặc thù ngành xây dựng đang hưởng lợi từ việc bùng nổ trở lại của lĩnh vực hạ tầng và BĐS, tôi đánh giá cao những công ty phát triển bên lĩnh vực hạ tầng. Việc tiếp tục thực hiện đề án phát triển giao thông đường bộ sẽ giúp các công ty này tiếp tục tăng tốc trong những thời gian tới.
Tôi có lưu ý ở đây, có một vài công ty ngoài xây dựng có thêm BĐS nên bị thị trường phản ánh xấu vì thông tư 200. Tuy nhiên, đây là cơ hội cho những ai nhận ra được những công ty này.
4. Ngành may mặc và xuất khẩu
Việc phá giá tiền Đồng trong ngắn hạn không tác động lớn tới LN của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng dài hạn lại là có lợi. Ngoài ra, các công ty này ít nhiều cũng hưởng lợi hơn từ tâm lý NĐT và lợi thế cho những khoản thu ngoại tệ ngắn hạn được tăng giá.
Điểm đặc biệt hơn là những công ty may mặc hay xuất khẩu thời gian cuối năm khi thông qua các hiệp định thương mại tự do còn được hưởng lợi nhiều hơn nữa.
5. Ngoài những ngành trên thì có những cổ phiếu đặc thù hay những ngành đặc thù đang bị thị trường phản ánh thái quá sẽ tăng trở lại cùng thị trường. Dòng BĐS vẫn đang được đánh giá triển vọng tích cực, tuy nhiên do ảnh hưởng TT 200 nên chúng ta cẩn phân tích được dự án của doanh nghiệp thu dòng tiền thực vào quý nào để có chiến thuật đầu tư chính xác.
Bài viết ngắn gọn nhưng hi vọng giúp NDT có thái độ lạc quan hơn trong đầu tư 6 tháng cuối năm. Chúc mọi người thành công.
0 Nhận xét :
Đăng nhận xét