8/12/13

Tác động của các gói nới lỏng định luợng (QE) của Mỹ tới thị truờng chứng khoán

Với các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam việc quan tâm đến kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách của FED là cực kỳ quan trọng. Một thực tế không thể phủ nhận là từ đầu năm 2013 đến giờ nguồn vốn FII vào Việt Nam trên 220 triệu USD đấy chính là nguồn cơn của những cơn sóng lên của thị trường chứng khoán trong bối cảnh kinh tế Vĩ mô cũa Việt Nam đang ở vùng đáy khó khăn. Việc FED ngưng các gói QE sẽ tác động lớn đến dòng vốn FII vào VN cũng như tác động xấu đến tỷ giả. Từ đó tác động kép và gây xáo trộn kinh tế Vĩ mô.

[IMG]
Thời gian tới, tức là sang năm 2014 chúng ta những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam cũng phải chuẩn bị tư tưởng cho việc FED ngưng các gói định lượng. Bài viết này tổng hợp các gói QE của Mỹ từ 2008 đến giờ và phân tích ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 FED phải liên tiếp hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0 - 0,25% và liên tục tung ra các gói QE khổng lồ để"giải cứu" nền kinh tế.

QE1
Tháng 11/2008, Mỹ đã tung ra gói QE1 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0 - 0,25% và chi ra khoảng 1.700 tỷ USD để mua các chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm bảo (MBS) và trái phiếu kho bạc để thúc đẩy nền kinh tế. QE1 bản chất là Fed cứu trợ, mua các tài sản xấu, bơm thanh khoản cho các định chế tài chính. FED không sử dụng số tiền vào việc mở rộng tín dụng, kích thích sản xuất, tiêu dùng, tuy nhiên, số tiền này vẫn nằm lại trong “két” của NHTW (tài khoản các TCTD mở tại NHTW). Gói QE1 mục đích là trấn an tâm lý bằng cách tăng cường thanh khoản, cải thiện chất lượng tài sản cho các định chế tài chính, một biện pháp được xem là kịp thời lúc đó.

QE2:

Dưới tác động của QE1, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong một giai đoạn ngắn nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy giảm. Do đó, từngày 3/11/2010 đến hết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm.

Việc Fed đưa ra gói QE2, không bơm trực tiếp vào các NHTM, định chế tài chính mà là muốn làm cho mặt bằng Lãi suất dài hạn giảm xuống để kích thích tổng cầu. Fed tăng lực cầu TPCP (loại từ 2 đến 10 năm là chủ yếu), mỗi tháng bình quân khoảng 75 tỷ. Mua TPCP để giảm LS trái phiếu này xuống, đó cũng là giảm lãi suất dài hạn của thị trường
qe
Chính sách lãi suât thấp – nới lỏng kéo dài, cùng với kế hoạch “bơm tiền – QE2”, đã đẩy đồng USD xuống mức thấp, đó là một trong những lợi thế Mỹ tạo ra để duy trì thế thượng phong trong cuộc chiến phá giá, cạnh tranh xuất khẩu, khôi phục kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Operation Twist (OT)

Để “giải cứu” và tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triển khai chương trình “Operation Twist” hay còn gọi là QE 2,5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD. Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm).

Mục đích là ép Ls dài hạn xuống để kích thích đầu tư và tiêu dùng, thị trường nhà ở, kích thích cho vay từ các NH .Khác với biện pháp nới lỏng định lượng (QE), "Operation Twist" của FED không bơm thêm tiền vào nền kinh tế và cũng chẳng làm tăng kích cỡ bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Trung ương. Mục đích của FED là bán trái phiếu ngắn hạn để mua trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm san bằng các "đường cong lãi suất trái phiếu". Việc bẻ các đường cong lãi suất trái phiếu chính là lý do tại sao chương trình lại có tên gọi "Operation Twist". Tuy nhiên, cách thức của hai công cụ này cùng là mua trái phiếu chính phủ nên giới phân tích đã ví von “Operation Twist” là một QE 2.5.

QE3:

Tuy nhiên, sau 2 gói QE1 và QE2 và Operation Twist nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 vào tháng 9/2012, đồng thời cam kết tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015. FED tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỷ USD/tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng.

QE3 là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp (DN) Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế. QE3 được thực hiện song song với chương trình “Operation Twist”. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn.

sp va qe
Trên thực tế, gói QE3 đã đem lại những tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ. Thông qua các chỉ số như GDP, chỉ số việc làm, chỉ số thị trường BDS đều cho kết quả khả quan.

sp 500 va bond and fed
Như vậy, với 3 gói QE được FED tung ra trong những năm vừa qua đã giúp Mỹ tăng lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất thấp gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và DN tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng. Trên thực tế, gói cứu trợ này đã chứng minh tính hiệu quả của nó khi nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến.

balane shhett nhtw
Về phía FED, việc cơ quan này liên tục tung ra các gói QE khổng lồ đã làm tăng tài sản nợ trong Bảng cân đối tài sản, do một lượng lớn tiền được “bơm vào” nền kinh tế không được trung hòa, tạo áp lực lạm phát. Hơn nữa, việc hoán đổi trái phiếu dài hạn bằng trái phiếu ngắn hạn mặc dù không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED

Các dấu hiệu kinh tế Vĩ mô của Mỹ đang sáng sủa hơn :

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định với hầu hết các ngành kinh tế và khu vực đều có những chuyển biến tích cực.

Theo thông báo của Fed, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 3 năm nay đạt 2,8% và dự kiến sẽ ở mức 2% trong quý 4. Các nhà bán lẻ Mỹ hy vọng mùa mua sắm cuối năm sẽ là động lực giúp khu vực này tăng trưởng.

Bất động sản, du lịch và vận tải cũng được đánh giá tăng trưởng ổn định, trong khi ngành ôtô tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, hoạt động của ngành ngân hàng khá bình ổn do nhu cầu vay tiền tăng. Ngân hàng ở một số vùng thậm chí đã đủ khả năng nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay.

cpi gdp us
Thông báo của Fed cũng nêu rõ sức ép về lương và giá cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Kim ngạch xuất khẩu tăng 1,8% lên 192,7 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trong tháng 10 giảm 5,4% xuống còn 40,6 tỷ USD từ mức 43 tỷ USD trong tháng 9.

Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 đã hạ xuống còn 7%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm.

chi so viec lam

Mọi người lo ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp không tăng chính là cơ hội để Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu vào tháng 12 này.Việc cắt giảm đang đến gần – tháng 12, tháng 1, tháng 2, và tháng 3 năm sau. Và FED sẽ chờ đợi điều gì để quyết định ngưng các gói định lượng:
  1. Sự tăng trưởng là bền vững chứ không phải tạm thời( lo ngại GDP trong quý IV đang ở mức dưới 2%).
  2. Đảm bảo các chính sách đưa ra sẽ không gây tổn hại cho nền kinh tế.
CRT Capital đã tiến hành khảo sát những nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Kết quả thu được cho thấy 11% tin Fed thực hiện cắt giảm vào tháng 12. Nhưng tỷ lệ đặt cược sẽ lớn hơn nếu số lượng việc làm tăng lên ít nhất 258.000. Trong trường hợp đó, các nhà đầu tư mong đợi lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ ở mức 3%. Trong khi đó cổ phiếu được tiên đoán sẽ giảm 2% đến 3%.
Với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam chúng ta cũng nên chuẩn bị tư tưởng cho việc FED rút dần các gói định lượng. Câu hỏi là KHI NÀO chứ không phải NHƯ THẾ NÀO.Vì những dấu hiệu khả quan của kinh tế Mỹ và các gói QE cũng đã đến lúc hồi cáo chung.
Và Ảnh hưởng đến kinh tế Vĩ Mô Việt Nam khi FED ngưng các gói QE:
Tiền rẻ ( QE)------> thi trường DM--------> TT EM-------> frontier.

Với sơ đồ luồng tiền khi Mỹ tung ra các gói đinh lượng QE, Việt Nam là nước thuộc nhóm frontier.Cũng thuộc một trong những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực do các nguồn vốn nước ngoài đảo chiều từ việc chấm dứt QE. Tuy nhiên mức độ tác động đến thị trường tài chính VN sẽ thấp hơn INDO hay Ấn Độ do sự tham gia chưa sâu vào thị trường tài chính thế giới cũng như kiểm soát chặt trong lưu chuyển vốn của chính phủ Việt Nam. Có chăng là sự tác động đến FII vào TTCK và áp lực phần nào lên tỷ giá. Nhìn chung sẽ không biến động mang tính khủng hoảng, rút vốn ào ạt như năm 2008 khi khối ngoại bán tống bán tháo thị trường tài sản Việt Nam

Khi ngưng QE mức lãi suất chung toàn cầu sẽ tăng lên làm giảm các nguồn vốn vào Việt Nam, kể cả vốn FDI, hoặc làm cho chúng trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, những yếu kém mang tính cơ cấu của Việt Nam như thâm hụt vãng lai và thâm hụt ngân sách lớn sẽ tác động kép đến kinh tế Vĩ mô.

Nguồn: Vfpress.vn

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét