14/5/13

Phân tích kỹ thuật (11): Độ lệch chuẩn


Độ lệch chuẩn là khái niệm sử dụng bổ biến trong toán học thống kê. Bài viết này sẽ bàn luận về ý nghĩa độ lệch chuẩn khi sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật, các bài viết sau sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp thuộc nhóm này. 

Xem trước:
Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.  
- Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.
1. Tính toán
Nếu gọi X là giá trị của cổ phiếu, E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau: S = E[(X – EX)2] = E(X2) – [E(X)]2 d = Căn bậc hai của S Về trung bình động E(X) xem bài -  Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế.
2. Ý nghĩa độ lệch chuẩn
Trong thống kê độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Như vậy nếu giá của cổ phiếu có độ lệch chuẩn nhỏ, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu này quanh trung bình động thấp, nếu độ lệch chuẩn lớn, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu quanh trung bình động cao.
Hãy hình dung trong ví dụ sau:
Vào cuối học kỳ người ta lấy hai học sinh cùng có điểm trung bình 5,0 để xét cho đi thi học sinh giỏi.
Học sinh thứ nhất có độ lệch chuẩn là 0 vì điểm trong học kỳ của học sinh này toàn điểm 5;
Học sinh thứ 2 có độ lệch chuẩn lớn hơn 0 vì điểm trong học kỳ của học sinh này có cả hai loại điểm 10 và điểm 0.
Người ta nói học sinh thứ nhất học đều và ổn định hơn học sinh thứ hai.
Nếu cử học sinh thứ nhất đi thi thì sẽ an toàn hơn vì không sợ bị điểm liệt và mang tiếng xấu về cho trường, nhưng cử học sinh thứ hai sẽ có khả năng sinh lợi lớn hơn vì có thể đoạt giải nhất mặc dù rủi ro bị liệt là tương đương.
Điều này cũng có ý nghĩa tương tự về mức độ sinh lời và rủi ro trong Chứng khoán, càng chấp nhận rủi ro cao thì sinh lời càng lớn.
Trong xác xuất thống kê, nếu gọi X là giá cổ phiếu với trung bình là a, theo mô hình phân phối chuẩn có các xác suất sau: 
P(a – d < X < a + d) = 68,26%       
P(a – 2d < X < a + 2d) = 95,44%       
P(a – 3d < X < a + 3d) = 99,74%
Điều này có nghĩa xác suất để giá cổ phiếu nằm trong khoảng từ trung bình giá trừ đi độ lệch chuẩn (a – d) cho đến trung bình giá cộng với độ lệch chuẩn (a + d) là 68.26% tức là gần 70%. Chú ý rằng 70% là ngưỡng mà nhiều nhà kinh doanh và quân sự mong đợi: “Nếu khả năng chắc thắng 70% thì cứ việc tiến hành”.
Vì vậy nếu giá cổ phiếu không nằm trong khoảng 70% (vượt trên ngưỡng a + d hoặc xuống dưới ngưỡng a - d) thì đó sẽ là các tín hiệu cảnh báo cần phải chú ý.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét