25/4/13

Giá vàng sẽ giảm mạnh chênh lệch sau 30/6/2013

Vấn đề mà nhiều nhà đầu tư đang phân vân khi quyết định đầu tư vào thị trường vàng Việt Nam chính là sự chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, có lúc lên tới 7 triệu đồng/ lượng.

Hiện nay, giá vàng thế giới đang giảm sâu và là cơ hội cho những người thích sở hữu vàng thu mua với giá rẻ. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nhà đầu tư đang phân vân khi quyết định đầu tư vào thị trường vàng Việt Nam chính là sự chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, có lúc lên tới 7 triệu đồng/ lượng.

Diễn biến giá vàng cuối quý 1 và đầu quý 2 năm 2013
Thống kê, từ tháng 3 giá vàng thế giới liên tục lao dốc với biến động khá mạnh, có lúc giảm hơn 125$/ounce (16/4/2013), theo công thức giá vàng quy đổi thì giá vàng trong nước phải giảm khoảng 3,5 triệu đồng/ lượng vào ngày (16/4/2013), tính chung trong hai ngày 15 và 16/4 giá vàng trong nước phải giảm đến 5.3 triêu đồng/ lượng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn lình xình với mức giảm rất nhỏ khoảng hơn 2 triệu đồng/ lượng.
1 Lượng SJC = [(Giá TG + 1) x 1.20565 x 1.01 x tỷ giá đô la] + 40.000 đồng
Công thức quy đổi giá vàng thế giới thành giá vàng Việt nam
Lý giải cho việc này, nguyên nhân là do cầu vàng rất lớn từ các ngân hàng thương mại trong nước trong những tháng đầu năm để tất toán trạng thái vàng vào ngày 30/6/2013 theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN.
 Ngày 26/10/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 7019/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng còn số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng thực hiện một số nội dung để chấm dứt huy động vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN.

Văn bản của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, các tổ chức tín dụng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng từ nay đến hết ngày 24/11/2012 theo nguyên tắc thời gian đáo hạn của các chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng được phát hành mới không vượt quá ngày 30/6/2013. Chứng chỉ huy động phát hành mới không được chi trả trước hạn. 

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chỉ được phát hành thêm chứng chỉ huy động ngắn hạn khi số vàng tồn quỹ và thu nợ không đủ để chi trả, tổng khối lượng huy động tối đa không vượt quá tổng khối lượng vàng sử dụng (ngoại trừ các khoản chuyển đổi vàng thành tiền theo Thông tư 32/2011/TT-NHNN và các khoản bán vàng kỳ hạn) và theo nguyên tắc tổng khối lượng vàng huy động giảm dần.”

Khi cầu vàng từ ngân hàng tăng cao kết hợp với việc độc quyền phát hành vàng thương hiệu SJC làm cho mức giá chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới ngày càng xa nhau.
Theo thống kê từ nhưng cuộc bán đấu thầu vàng của NHNN thì số lượng vàng các NHTM đã mua khoảng gần 12 tấn, với mức giá đấu thầu luôn cao hơn mức giá thế giới khá nhiều nhưng tất cả đều được các NHTM hấp thụ hết, chứng tỏ mức cầu vàng của các ngân hàng thương mại hiện đang rất lớn.

Hệ quả sảy ra khi đến ngày 30/6/2013 là gì:

Thứ nhất: nếu các NHTM vẫn chưa gom đủ khối lượng vàng để tất toán trạng thái thì chỉ còn cách cố gắng thu gom với giá cao và đẩy cầu thị trường tăng làm cho giá vàng trong nước tăng. Điều này dẫn đến hệ quả là giá chênh lệch ngày càng cao
Thứ hai: nếu các NHTM đã cân bằng được trạng thái vàng, thì thị trường vàng se đi vào ổn định và qua ngày 30/6 thì áp lực vàng giảm kéo theo mức chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế giảm.
Do đó, nếu thời điểm sau 30/6 mà giá vàng thế giới tiếp tục xuống thấp thì đây chính là cơ hôi cho người dân có nhu cầu mua vàng tham gia vì sẽ được hưởng lợi kép từ sự giảm giá của giá vàng thế giới và sự giảm chênh lệch của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế.

Read more: http://vfpress.vn/threads/gia-vang-se-giam-manh-chenh-lech-sau-30-6-2013.29334/#ixzz2RXrwVnFj

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét