15/9/11

VIẾT THƯ XIN VIỆC



Luôn luôn gửi thư xin việc cùng với CV hoặc khi đăng ký xin việc. Mục đích chính là để bạn tự giới thiệu bản thân và trình bày với nhà tuyển dụng về sự phù hợp giữa khả năng của bạn và công việc. Dùng thư xin việc để mở rộng những điểm nhấn quan trong trong CV. Thông qua thư xin việc, bạn gửi tới nhà tuyển dụng thông điệp về khả năng thích nghi và hội nhập với công việc. Bạn cũng sử dụng thư xin việc để thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu về công ty mà bạn ứng tuyển cùng với việc bạn có khả năng cống hiến cho công ty đó. Hãy chuẩn bị thư xin việc riêng cho từng công việc ứng tuyển, đừng bao giờ sử dụng một mẫu thư chung hay mẫu thư chuẩn. 


I. CHUẨN BỊ THƯ XIN VIỆC ĐỐI VỚI MỘT NHÀ TUYỂN DỤNG BIẾT TRƯỚC

1. Nghiên cứu về công ty có thông báo tuyển dụngNghiên cứu kỹ về công ty đó để xem mức độ phù hợp về khả năng và kinh nghiệm của bạn đối với công việc, xem xét “giá trị” của bạn đỗi với nhà tuyển dụng. Hãy trở thành thành viên của trang web www.HrLink.Vn để được tư vấn trực tiếp!Về cơ bản, thư xin việc nhằm nhấn mạnh sự phù hợp của bạn đối với công việc ma bạn đang ứng tuyển. Gửi thư xin việc tới những cá nhân cụ thể nếu điều đó có thể thực hiện được; nếu không hãy gửi thư với tiêu đề “Kính gửi nhà tuyển dụng” hay “Kính gửi phòng nhân sự” …

2. Đánh giá bản mô tả công việcTìm hiểu kỹ các yêu cầu đối với công việc và thiết kế một bức thư phù hợp tối đa với những yêu cầu trên. Thông thường, những thông tin trên thông báo tuyển dụng thường có nội dung ngắn gọn và không rõ ràng, nếu rơi vào trường hợp này, hãy nghiên cứu những công việc tương tự và tìm hiểu xem những yêu cầu về kinh nghiệm và trình độ đối với công việc đó. Một cách khác là nghiên cứu qua sách vở, Ví dụ: nếu bạn ứng tuyển vào ngân hàng, hãy nhớ lại những bài học và những kinh nghiệm có liên quan tới tài chính.

3. Đánh giá kiến thức và kinh nghiệmSuy nghĩ về những kiến thức và kinh nghiệm có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. 
Tự hỏi bản thân xem “những gì mình đã làm tương tự với những yêu cầu của công việc này”. Hãy cân nhắc tới những khóa học trong và ngoài trường đại học, những dự án trên lớp, những kinh nghiệm làm thêm, thực tập, tình nguyện, và những kinh nghiệm khác có liên quan.


don_xin_viec.jpg

II. CHUẨN BỊ THƯ XIN VIỆC KHI TÌM KIẾM VIỆC QUA MẠNG

1.Thư ngỏ qua mạngKhi bạn tiềm kiếm một công việc thông qua một tiêu đề công việc trên mạng tuyển dụng (Ví dụ: www.VietnamJobs.vn)Hãy bắt đầu bức thư xin việc bằng cách trình bày về công việc và vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn tìm thấy tên người cụ thể quản lý việc tuyển dụng, hãy gửi thư với tiêu đề gồm đầy đủ tên và chức vụ của người này. Tiếp theo đó là “Tôi viết thư này để ứng tuyển vào công việc ...” ...Hãy nhớ rằng người phụ trách tuyển dụng phải đọc rất nhiều thư và họ sẽ lưu ý hơn tới những bức thư gửi tới đích danh họ. 

2. Với một công việc cụ thểNếu bạn quyết định ứng tuyển vào một vị trí cụ thể, hãy gửi một bức thư ứng tuyển. Ghi tên người nhận cụ thể, thông thường là gửi tới người phụ trách công việc nơi bạn dự định làm việc.Viết càng cụ thể càng tốt về vị trí mà bạn ứng tuyển, tốt nhất là sử dụng vị trí công việc được đăng trong thông báo tuyển dụng, trong trường hợp không có thông tin này – hãy sử dụng tên thông dụng của một vị trí tương đương. Việc trình bày rõ ràng sẽ thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị kỹ càng của bạn đối với công việc ứng tuyển.

III. NHỮNG VIỆC NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG THƯ ỨNG TUYỂN
Nên
Không nên
•    Sử dụng cùng một loại giấy giống như CV
•    Viết những bức thư khác nhau đối với những nhà tuyển dụng khác nhau
•    Giải thích lý do viết thư trong phần mở đầu
•    Hãy thể hiện rằng bạn đã thực sự xác định lộ trình công danh và lộ trình công danh đó phù hợp với công việc ứng tuyển và công ty mà bạn ứng tuyển.
•    Thể hiện sự hào hứng và đặt trọn niềm tin vào công ty mà bạn ứng tuyển
•    Viết rõ ràng từng ý và đảm bảo rằng mỗi ý viết ra đều hỗ trợ cho mục đích xin việc của bạn
•    Kiểm tra cẩn thận địa chỉ và số điện thoại liên lạc của bạn
•    Kiểm tra cẩn thận về chính tả và ngữ pháp
•    Hãy in phong bì
•    Hãy lưu một bản
•    Hãy liên lạc với nhà tuyển dụng và hỏi xem có cần thêm thông tin gì không nếu sau vài tuần bạn không nhận được thông tin phản hồi
•    Viết một bức thư dài hơn 1 trang
•    Sử dụng thư xin việc mẫu – phổ biến
•    Phóng đại trình độ và kinh nghiệm của bạn

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét