10/9/11

Sinh viên nên và không nên làm gì khi tham dự phỏng vấn?

Kĩ năng phỏng vấn là một yếu tố rất quan trọng mà các ứng cử viên, đặc biệt là các bạn sinh viên cần hiểu rõ để có thể không thể mất đi những cơ hội tốt đẹp sau khi đã được nhà tuyển dụng chon phỏng vấn. Sau đây là những điều các bạn sinh viên nên và không nên làm liên quan đến phỏng vấn:

Những điều nên làm:
  • Tìm hiểu rõ về bản thân: những điều thích làm, không thích làm, điểm mạnh, điểm yếu & mục tiêu nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng có ấn tượng với ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với vị trí dự tuyển; ứng viên thích làm công việc dự tuyển và ứng viên có cơ hội phát huy điểm mạnh khi vào làm việc.
  • Nghiên cứu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng và công việc dự tuyển: thông tin có thể tìm kiếm trên website của công ty, trên google, thông qua bạn bè hoặc người quen là cùng ngành với công ty dự tuyển hoặc làm tại công ty dự tuyển.
  • Chuẩn bị kỹ các câu trả lời cho các câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi: câu trả lời nên nêu bật thái độ, kỹ năng và kiến thức phù hợp với công việc. Bạn nên thực tập trả lời trước gương hoặc trước bạn bè để có thể điều chỉnh cho phù hợp.
  • Chuẩn bị kiến thức chuyên ngành: các công việc chuyên môn đòi hỏi ứng viên có hàm lượng kiến thức chuyên ngành cao. Chính vì vậy, bạn nên xem kỹ kiến thức chuyên ngành trước khi tham dự phỏng vấn.
  • Trang phục phù hợp: trang phục cần phù hợp với vị trí dự tuyển. Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường, trang phục phù hợp cho tất cả các vị trí là quần tây, áo sơ mi, giày tây và đầu tóc gọn gàng.
  • Mang theo bút và sổ khi vào phỏng vấn: ghi chép câu hỏi của người phỏng vấn (trong trường hợp câu hỏi của người phỏng vấn gồm nhiều ý) để có thể trả lời tất cả các ý người phỏng vấn hỏi.
  • Biết tự tiếp thị bản thân: khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy mình có thái độ, kỹ năng và kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc thông qua các câu trả lời.
  • Đúng giờ: ứng viên nên đến địa điểm phỏng vấn 15′ trước giờ phỏng vấn để lấy sự bình tĩnh, chỉnh trang trang phục và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
  • Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ phù hợp: luôn luôn tạo gương mặt vui tươi ngay từ lúc bước vào phòng phỏng vấn; giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn; nghiêng đầu để thể hiện sự lắng nghe và quan tâm đến người phỏng vấn.
  • Trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng các câu chuyện kể: ứng viên nên chuẩn bị những câu chuyện để có thể kể cho nhà tuyển dụng nghe để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bằng cách này, buổi phỏng vấn sẽ rất thú vị với người phỏng vấn và tạo không khí vui vẻ trong buổi phỏng vấn.
  • Hãy là chính mình: ứng viên không nên thêu dệt về bản thân trong buổi phỏng vấn….
Những điều không nên làm:
  • Không kiểm tra tính hiệu lực và xác thực của thông tin: internet là thư viện thông tin khổng lồ. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng xác thực. Bạn cần lưu ý ngày của thông tin và nên kiểm chứng tính xác thực của thông tin. Trên thực tế, rất nhiều đối tượng xử dụng forum và internet để thồi phồng thông tin hoặc tạo tin đồn bất lợi cho đối thủ cạnh tranh.
  • Đi cho biết: ứng viên chỉ tham dự phỏng vấn cho biết mà không chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn. Điều này người phỏng vấn dễ dàng phát hiện kết thúc buổi phỏng vấn sớm.
  • Nghe điện thoại khi phỏng vấn: ứng viên nên tắt điện thoại hoặc để chế độ rung vì thời gian phỏng vấn thường không dài và nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng nếu ứng viên nghe điện thoại khi phỏng vấn.
  • Nói lan man: không trả lời thẳng câu hỏi của người phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ mất kiên nhẫn nếu ứng viên nói lan man.
  • Ứng viên quá tự hào về bản thân: ứng viên có thể là top 5 của 1 trường. Tuy nhiên, ứng viên cần lưu ý nhà tuyển dụng mong đợi tuyển ứng viên PHÙ HỢP NHẤT chứ không phải ứng viên GIỎI NHẤT. Chính vì vậy, việc quá tự hào về bản thân mà không cân nhắc tính phù hợp của bản thân đối với công việc sẽ làm cho ứng viên mất điểm trước nhà tuyển dụng.
  • Quá thêu dệt về bản thân
  • Sử dụng quá nhiều ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn
  • Ăn mặc luộm thuộm hoặc diêm dúa….

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét