11/6/11

Chiến lược bảo vệ biển Đông

Sau một thời gian nghiên cứu về hành động quấy phá của Trung Quốc trong vùng lãnh hải của Việt Nam và những bành trướng quân sự biển của Trung Quốc với cá nước lân cận tác giả xin phân tích và nêu ra một số giải pháp cho biển Đông như sau:

 Đầu tiên là về vụ va chạm của tàu hải giám Trung Quốc và tàu Bính Minh 02 của Việt Nam. 

      Vào sáng 26/05, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam và tiến gần tới cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 khi đang triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam. Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
      Điều đáng nói ở đây là khi việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc tiến tới, tàu Bình Minh 02 đã không ngừng cảnh báo phát tín hiệu, nhưng việc họ vẫn cố tình phớt lờ cho thấy rằng đây là một hành động có chủ đích. Họ đang cố khẳng định ưu sách "đường lưỡi bò" vô lý mà họ đã tuyên bố.
Nếu sự việc chỉ dừng lại ở đây thì có thể hi vọng là Trung Quốc đang có mục đích thăm dò thái độ của các nước khác. Bởi theo tin tức mà các nước nhận được từ cam kết của bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt, thì Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Trong suốt hội nghị Shangri-la 10 tổ chức tại Singarpo, các nước đều rất hi vọng vào những phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại hội nghị.
Thế nhưng những lời nói của Trung Quốc tại hội nghị chỉ là nhằm chấn an thế giới về tham vọng quân sự của mình, những lời nói đó không có chút ý nghĩa gì về mặt thực tế khi mà ngay sau khi hôi nghị kết thúc thì vào ngày 9/6 các tàu quân sự núp bóng tàu cá Trung Quốc tại tấn công tàu Việt Nam trong lãnh hải của Việt Nam.

Vụ tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê bị tàu cá TQ cắt cáp.

       Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. Đặc biệt là các tàu cá này được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính TQ, mức độ gây rối trắng chợn và thường xuyên của TQ cho thấy mọi hành động của họ đều có kết hoạch trước và rất tỉ mĩ.
Việc này càng cho thấy tham vọng biển Đông của TQ là rất rõ ràng và việc tăng cường phát triển hải quân với mục đích xâm lấn là khá chắc chắn.
Trước những âm mưu thủ đoạn trắng chợn của Trung Quốc chúng ta cần phải làm gì:


Đầu tiên về mặt ngoại giao:   
 Ngoại giao là vấn đề cực kì quan trọng, chúng ta cần kiện việc này ra thế giới đồng thời tuyên truyền cho thế giới thấy rõ được âm mưu bành trướng của TQ. Điều này là đặc biệt quan trọng bởi vì chúng ta phải chứng minh cho thế giới biết rằng việc chúng ta làm là bảo vệ chủ quyền đất nước và việc làm của TQ là việc làm của một nước xâm lăng. 
   Ngoài ra, về ASIAN chúng ta cần tăng cường ngoại giao, tuyên truyền cho họ thấy âm mưu phá đoàn kết nội khối ASIAN, từ đó tăng cường đoàn kết tạo sức mạnh đối phó với TQ.
  Chúng ta cần tăng cường đối thoại cấp cao với Lào và Campuchia để tạo cơ sở ổn định và sự đồng thuận của những nước giáp biên giới, phòng cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Thứ hai là về mặt Quân sự

Quân sự mà đặc biệt là hải quân và không quân cần đặt biệt được chú trong phát triển, chúng ta cần phát triển quân sự đủ mạnh để bảo vệ và răn đe những kẻ xâm lược. Nhiệm vụ trước mắt là tăng ngân sách cho đầu tư quốc phòng, mua thêm tàu ngầm,máy bay chiếm đấu và từng bước hiện đại hóa hải quân và không quân. Chúng ta có thể phối hợp diễn tập hải quân với các nước khác như Mỹ, Philipin, Malaysia...trên tinh thần trao đổi kinh nghiệm và độc lập về lãnh thổ.
Tăng cường cảnh giác cho quân đội, cần phải kiên quyết nhưng cũng hết sức tĩnh táo trước sự khiêu khích của TQ, tránh rơi vào bẫy của TQ gây ra.
Ngoài ra một vấn đề hết sức quan trọng là "quân sự hóa về công nghệ thông tin", tăng cường đảm bảo thông tin, tránh để "quân đội hacker" của Trung Quốc tấn công. Đầu tư cho tin học, luôn luôn nêu cao cảnh giác và nên giăng bẩy tin học cho những hacker Trung Quốc như kế " dương đông kích tây".
Vấn đề cuối cùng trong hoạt động Quân sự cần quan tâm đặc biệt đó là "tình báo", cần tăng cường đầu tư và đào tạo lực lượng tính báo của chúng ta nhằm nắm bắt được những hành động trước của TQ.
Thứ ba là vấn đề kinh tế:

Đây là vấn đề được tác giả rất quan tâm vì kinh tế là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. Đầu tiên cần làm rõ là Việt Nam không muốn chiên tranh với bất cứ ai, đặc biệt là TQ; chúng ta muốn phát triển đất nước, chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế, chúng ta cố gắng kiềm chế trước những khiêu khích của TQ. Điều này cũng là vì cuộc sống của người dân chứ chúng ta không nhu nhược, mọi người cần hiểu rõ điều này.
Nhà nước nên tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tránh để kẻ thù lợi dụng kích động khi đó chúng ta vừa chịu giặc trong giặc ngoài thì đất nước khó mà ổn định được.
Trong quá trình phát triển kinh tế nhà nước nên nhờ các đoàn thể ra mặt kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân, tiêu dùng hạn chế hàng Trung Quốc từ đó giảm nhập siêu với TQ, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào quốc gia này. Tìm kiếm đối tác, đa dang hóa nguồn nguyên liệu tránh phụ thuộc quá mức vào TQ để sảy ra trường hợp "đất hiếm" như TQ đã đối xử với Nhật.
Tăng cường kinh tế biển đảo, phát triển các hiệp hội ngành cá trên biển, đồng thời cũng cần phối hợp giữa quân đội biển với ngư dân nhằm tạo ra một lãnh hải sức mạnh quân dân trên biển.
   
    Tất cả những giải pháp trên đây chỉ là ý kiến riêng của tác giả, tuy nhiên tác giả cũng cho rằng muốn bảo vệ đất nước chúng ta cần phối hợp chặt chẽ ba yếu tố đó, trọng tâm là yếu tố kinh tê vì đây là điều kiện để xây dựng một đất nươc hùng mạnh.
                                                                      Theo: Vificorp.blogspot.com

2 Nhận xét :

  1. T chưa đọc hết m. Nhưng t nghĩ với blog cá nhân thì nên tránh mấy chuyện này. AN TOÀN là trên hết nha!!!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn lời nhận xét này, cái này chỉ là quan điểm cá nhân của một người yêu nước. Tôi không đề cập đến vấn đề nhạy cảm của nhà nước...hehe trung thành mà

    Trả lờiXóa