24/3/11

Động lực lái giá vàng mà bạn không thấy

Hãy nhìn vào sự mất cân đối trong cán cân cung cầu vàng và các số liệu cơ bản để tìm ra câu trả lời tại sao ta nên giữ vàng trong tương lai gần.

Bạn đã biết những lý do cơ bản để sở hữu vàng, đó là bảo vệ đồng tiền, phòng chống lạm phát, giữ giá và bảo hiểm thiên tai. Tuy nhiên phần lớn trong số đó đang trở nên sáo rỗng ngay cả trong các bài báo chính thống. Hãy nhìn vào sự mất cân đối trong cán cân cung cầu vàng và các số liệu cơ bản để tìm ra câu trả lời tại sao ta nên giữ vàng trong tương lai gần.

Tất cả những số liệu này vẫn cho thấy xu thế đi lên, mặc dù giá vàng đã tăng 450% trong 10 năm qua. Tuy nhiên không có nghĩa là quá muộn để mua vàng vào, đặc biệt nếu bạn không sở hữu một lượng vàng nhất định. Giá vàng sẽ còn cao hơn nhiều cho dù chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh. Mỗi nhân tố kích thích như đã nói ở trên sẽ đẩy giá vàng ngày một cao hơn trong những năm tới, đặc biệt là vấn đề tiền tệ.
Nhưng còn có một động lực khác đẩy giá vàng đã thoát khỏi sự quan sát của nhiều nhà phân tích và hầu hết các phương tiện truyền thông. Một khi “người khổng lồ” này thức dậy, nó có thể đốt cháy thị trường vàng không như những gì chúng ta đã từng thấy.
Ngành công nghiệp quản lý quỹ điều khiển một lượng lớn của cải của thế giới. Các tổ chức này bao gồm các công ty bảo hiểm, các quỹ phòng vệ rủi ro, quỹ hỗ trợ, quỹ tài sản quốc gia, v.v. Nhưng trong số đó khổng lồ là quỹ hưu trí, bao gồm những tổ chức trả tiền hưu trí cho cả khu vực công và tư nhân.
Hãy xem tài sản hưu trí toàn cầu được ước tính - nhớ đây không phải là con số in sai - là $31,1 nghìn tỷ, nhiều hơn hai lần GDP năm ngoái của Hoa Kỳ ($14,7 nghìn tỷ).
Chúng tôi biết một số ít nhà quản lý quỹ phòng vệ rủi ro đã đầu tư vào vàng như John Paulson, David Einhorn, Jean-Marie Eveillard. Có gần hai mươi quỹ hỗ trợ chỉ đầu tư vàng và các kim loại quý và họ đã mua rất nhiều vàng, bạc.

Vậy, các quỹ hưu trí thì sao?
Theo ước tính của Shayne McGuire trong cuốn sách mới của mình là Hard Money; Taking Gold to a Higher Investment Level (tạm dịch Đồng tiền khắc nghiệt; Đẩy vàng lên mức đầu tư cao hơn), một quỹ hưu trí thông thường giữ khoảng 0,15% tài sản của mình bằng vàng. Ông ước tính, 0,15% tài sản nữa được dành cho các cổ phiếu ngành khai thác vàng. Như vậy tổng cộng là 0,30% - nghĩa là, ít hơn một phần ba của 1% tài sản được gửi vào vàng.
Shayne là người đứng đầu ban nghiên cứu toàn cầu tại Hệ thống giáo viên hưu trí của Texas. Ông ước tính số liệu của mình dựa trên cơ sở thực tế là quỹ hưu trí thông thường có khoảng 3% tổng tài sản là hàng hóa, trong số đó khoảng 5% gắn với vàng. Cho dù bất kể lý do nào, đây là một phần không đáng kể trong phân bổ tài sản của quỹ.
Giờ mới đến phần thú vị. Giả sử một nhóm các nhà quản lý quỹ nhận ra rằng trái phiếu, cổ phiếu và bất động sản đã trở thành những khoản đầu tư kém hiệu quả hoặc nguy hiểm và do đó quyết định tăng phân bố tài sản của mình vào thị trường vàng. Nếu họ tăng gấp đôi tỷ lệ tài sản vào vàng và các cổ phiếu ngành vàng – khi đó vẫn chỉ chiếm 0,6% tổng tài sản của họ - sẽ có đến một khối lượng giao dịch mới lên tới $93,3 tỷ.
Số tiền này là bao nhiêu vậy? Tổng tài sản của quỹ giao dịch vàng lớn nhất GLD là $55,2 tỷ, do đó số tiền này lớn hơn 1,7 lần. Còn SLV, quỹ giao dịch bạc lớn nhất có tài sản ròng $9,3 tỷ, chỉ bằng một phần mười số tiền trên.
Vốn hóa thị trường của toàn bộ cổ phiếu khu vực ngành vàng (chỉ tính sản xuất) là khoảng $234 tỷ. Ngành công nghiệp vàng có thể thu hút gia tăng 40% lượng tiền. Vốn hóa thị trường ngành công nghiệp này sẽ tăng gấp đôi nếu các tổ chức hưu trí thực hiện phân bổ chỉ 1,2% tài sản của mình vào đó.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề tiền tệ vượt khỏi tầm kiểm soát? Điều gì nếu trái phiếu héo mòn dần và chết? Điều gì nếu bất động sản phải mất mười năm để phục hồi? Điều gì nếu lạm phát trở nên dữ dội như đã từng xảy ra trong lịch sử khi các chính phủ phá giá đồng tiền? Nếu các quỹ này chỉ nắm giữ 5% tài sản của họ bằng vàng - đó là $1,5 nghìn tỷ - nó sẽ làm chôn vùi hệ thống này và bắn giá cả lên trời.
Đừng quên rằng chúng ta mới chỉ nói đến một loại tổ chức quỹ. Tài sản của các công ty bảo hiểm vào khoảng $18,7 nghìn tỷ. Các quỹ phòng vệ rủi ro quản lý khoảng $1,7 nghìn tỷ còn các quỹ tài sản quốc gia nắm giữ $3,8 nghìn tỷ. Kế đến còn phải kể đến các quỹ hỗ trợ, các quỹ giao dịch (ETF), quỹ cổ phần tư nhân và các quỹ tài sản tư nhân. Cùng với hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, Joe Sixpack và Jiao Sixpack, con số $100 nghìn tỷ đã nằm ở phía sau.
Không rõ các quỹ hưu trí sẽ dành nhiều tiền cho lĩnh vực này hay không. Nhưng rõ ràng rủi ro từ các khoản nợ của chính phủ đã vượt quá xa, đồng đô la Mỹ và các đồng tiền khác sẽ mất giá nhiều hơn nữa so với vàng, lãi suất chắc chắn sẽ tăng trong những năm tới và lạm phát mới chỉ là bắt đầu. Các áp lực này đang hiển hiện và tiếp diễn. Và nếu có một sự thay đổi trong cách nhìn nhận vàng của các nhà quản lý quỹ, hãy coi chừng.
Khi đó đầu đề của bài báo này sẽ là "Tại sao giá vàng $5000 có thể là quá thấp". Bởi vì một khi các nhà quản lý quỹ đồng loạt vào thị trường vàng, khu vực nhỏ bé này sẽ rực lửa.
Lời khuyên của tác giả là bạn đừng chỉ hy vọng bạn có thể nhảy vào kịp một khi những động lực lái này nhấn ga, hãy giữ chỗ ngồi của bạn trong giai đoạn tương đối yên ả của mức giá tháng này.
Jeff Clark là biên tập viên của BIG GOLD, tư vấn hàng tháng của Casey Research về vàng, bạc và các cổ phiếu kim loại quý có vốn hóa lớn.

0 Nhận xét :

Đăng nhận xét